Giải Bài 23: Tác dụng của dòng điện – Khoa học tự nhiên 8 Kết nối tri thức

Mở đầu trang 95: Khi có dòng điện trong mạch, ta không nhìn thấy các hạt mang điện dịch chuyển, nhưng ta có thể nhận biết sự tồn tại của dòng điện qua các tác dụng của nó. Em có thể kể ra dòng điện có những tác dụng gì?

Trả lời:

Dòng điện có những tác dụng:

– Tác dụng nhiệt.

– Tác dụng phát sáng.

– Tác dụng hóa học.

– Tác dụng sinh lí.

I. Tác dụng nhiệt

Hoạt động trang 95: Thí nghiệm

Chuẩn bị: nguồn điện 9 V, dây nối, công tắc K, sợi dây sắt AB, vài mảnh giấy, điện trở R có giá trị nhỏ.

Tiến hành:

– Lắp mạch điện như Hình 23.1.

– Đóng công tắc K. Quan sát hiện tượng xảy ra với các mảnh giấy. Hiện tượng đó chứng tỏ điều gì?

Thí nghiệm Chuẩn bị: nguồn điện 9 V, dây nối, công tắc K, sợi dây sắt AB

Trả lời:

Khi đóng công tắc K, quan sát hiện tượng ta thấy, các mảnh giấy dần bị nóng lên, nám đen để lâu hơn thì cháy đứt và rơi xuống.

Câu hỏi trang 95: Nêu một số ví dụ trong đời sống ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện.

Trả lời:

Trong đời sống có nhiều thiết bị ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện như:

+ Bàn là: sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để làm nóng dụng cụ là dễ dàng làm phẳng quần áo.

+ Đèn sợi đốt: sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để làm nóng dây tóc làm dây tóc phát sáng.

+ Quạt sưởi: sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để làm nóng không khí.

+ Ấm điện: sử dụng tác dụng nhiệt của dòng điện để làm nóng nước.

II. Tác dụng phát sáng

Hoạt động trang 96: Thí nghiệm

Dụng cụ:

– Nguồn điện 3 V.

– Đèn điốt phát quang Đ (đèn LED).

– Điện trở R (có tác dụng bảo vệ đèn LED không bị hỏng).

– Công tắc K.

Tiến hành:

– Lắp mạch điện như Hình 23.2.

– Đóng công tắc K. Quan sát đèn LED.

– Đảo ngược hai đầu dây đèn LED, đóng công tắc K. Đèn LED có sáng không?

Thí nghiệm Dụng cụ: Nguồn điện 3 V

Trả lời:

Lắp mạch điện như hình sao cho bản cực nhỏ của đèn với cực dương của nguồn điện và bản kim loại lớn hơn được nối với cực âm, ta thấy đèn LED sáng. Khi đảo ngược hai đầu dây đèn LED, đóng công tắc ta thấy đèn không sáng.

III. Tác dụng hóa học

Hoạt động trang 96: Thí nghiệm

Chuẩn bị:

– Nguồn điện 6 V.

– Bóng đèn pin Đ.

– Công tắc K.

– Bình đựng dung dịch muối copper (II) sulfate (CuSO4).

– Hai thỏi than được nối với hai cực của nguồn điện.

Tiến hành:

– Lắp mạch điện như Hình 23.4.

– Đóng công tắc K, quan sát hiện tượng xảy ra. Đèn Đ có sáng không? Sau vài phút, nhấc thỏi than nối với cực âm của nguồn điện ra ngoài, thỏi than có màu gì?

Thí nghiệm. Dụng cụ:Nguồn điện 6 V

Trả lời:

– Khi đóng công tắc, ta thấy đèn Đ có sáng.

– Sau vài phút, nhấc thỏi than nối với cực âm của nguồn điện ra ngoài, thỏi than có màu hơi đỏ gạch (được phủ một lớp đồng).

IV. Tác dụng sinh lí

Câu hỏi 1 trang 98: Nêu ví dụ ứng dụng tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế.

Trả lời:

Ví dụ ứng dụng tác dụng phát sáng của dòng điện trong thực tế:

– Làm sáng bóng đèn bút thử điện để nhận biết có điện hay không.

– Làm đèn đi – ốt phát quang (đèn LED) trong các dụng cụ như ra – đi – ô, máy tính, điện thoại…

– Làm đèn ống phát sáng: Có chất bột phát quang phủ bên trong thành ống. Khi dòng điện chạy qua, chất bột này phát sáng nên đèn nóng lên rất ít.

Câu hỏi 2 trang 98: Vì sao khi trời mưa gió, không được lại gần dây điện rơi xuống mặt đường.

Trả lời:

Khi trời mưa gió, không được lại gần dây điện rơi xuống mặt đường vì trong dây điện có dòng điện và khi trời mưa thì không khí ẩm có thể dẫn điện, nước mưa cũng dẫn điện làm cho mặt đường ngay tại nơi dây điện rơi có dòng điện. Hơn nữa, cơ thể người là vật dẫn điện nên rất dễ bị điện truyền vào và bị điện giật nếu như không có đồ bảo hộ cách điện.

Em có thể 1 trang 98: Giải thích được vì sao nên sử dụng đèn LED thay thế cho các đèn sợi đốt.

Trả lời:

Nên sử dụng đèn LED thay thế cho các đèn sợi đốt vì đèn LED tiết kiệm điện năng, có độ bền cao, không sử dụng kim loại nặng hay thủy ngân, tỏa nhiệt không đáng kể nên an toàn, thân thiện với môi trường, sử dụng được lâu dài.

Em có thể 2 trang 98: Đưa ra giải pháp để tránh nguy hiểm cho bản thân khi sử dụng các dụng cụ tiêu thụ điện ở gia đình như: bàn là, bếp điện, quạt điện, ti vi, máy tính, tủ lạnh…

Trả lời:

Một số giải pháp tránh nguy hiểm cho bản thân khi sử dụng các dụng cụ tiêu thụ điện ở gia đình:

– Không tiếp xúc trực tiếp với các vật mang điện.

– Kiểm tra các thiết bị điện cần đem dụng cụ hỗ trợ, bảo vệ.

– Không sử dụng các thiết bị đang bị rò rỉ điện.

– Tắt hoặc ngắt nguồn các thiết bị như bàn là, bếp điện, quạt điện… khi không dùng tới.