Lý thuyết Thân to ra do đâu?

Trong quá trình sống, cây không những cao lên mà còn to ra.

1. Tầng phát sinh của cây
Cấu tạo của thân non và thân trưởng thành

Thân cây trưởng thành có thêm tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

+ Tầng sinh vỏ nằm giữa vỏ và thịt vỏ.

+ Tầng sinh trụ nằm giữa mạch rây và mạch gỗ.

Cấu tạo thân trưởng thành

Vỏ cây to ra là nhờ sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh vỏ. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp tế bào vỏ, phía trong một lớp thịt vỏ.

Trụ giữa to ra là nhờ sự phân chia tế bào ở mô phân sinh của tầng sinh trụ. Hằng năm sinh ra phía ngoài một lớp mạch rây, phía trong một lớp mạch gỗ.

→ thân cây to ra là do sự phân chia các tế bào mô phân sinh ở tầng sinh vỏ và tầng sinh trụ.

Khi bóc vỏ cây, mạch rây bị bóc ra theo vỏ.

2. Vòng gỗ của cây
Vòng gỗ

Mỗi năm có hai mùa là mùa khô và mùa mưa; mùa mưa cây lấy được nhiều thức ăn tế bào gỗ sinh ra nhiều, thành mỏng tạo nên một vòng dày, màu sáng. Ngược lại, mùa khô, ít thức ăn, tế bào sinh ra ít, bé hơn, thành dày xếp thành vòng mỏng, màu sẫm. Do đó tạo nên vòng gỗ hằng năm.

→ 1 năm cây tạo ra 2 vòng gỗ: 1 vòng gỗ dày, màu sáng và 1 vòng gỗ mỏng màu sẫm.

Dựa vào vòng gỗ hằng năm ta có thể xác định tuổi của cây bằng việc đếm số vòng gỗ sáng (hoặc sẫm) trên thân cây.

3. Dác và ròng
Dác và ròng

Cây gỗ già có 2 miền gỗ, đó là dác và ròng:

DácRòng

– Lớp gỗ màu sáng ở phía ngoài

– Gồm các tế bào mạch gỗ, tế bào sống

– Chức năng vận chuyển nước và muối khoáng

– Lớp gỗ mầu thẫm, rắn chắc hơn, nằm trong

– Gồm những tế bào chết, vách dày

– Chức năng nâng đỡ cây

Không có ròng cây vẫn sống được vì còn phần dác vận chuyển nước và muối khoáng

Subscribe
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận