Lý thuyết Mã di truyền

1. Khái niệm

Mã di truyền là trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen (trong mạch khuôn) quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.

Mã di truyền là mã bộ ba được đọc trên cả ADN và mARN (cứ ba nucleotit đứng liền nhau thì mã hóa cho một axit amin).

Ví dụ: mã gốc là 3’-TAX-5’→ mã sao (codon) là: 5’-AUG-3’ → mã đối mã (anticodon) là UAX – Met.

2. Đặc điểm của mã di truyền

Mã di truyền là mã bộ ba, có tính phổ biến, tính đặc hiệu và tính thoái hóa.

Đặc điểm mã di truyềnGiải thích
Mã bộ baChứ 3 nuclêôtit trên mARN → mã hóa 1 axit amin. Được đọc theo chiều 5’-3’ trên mARN
Mã không gối (liên tục)Mã di truyền được đọc tuần tự theo từng cụm 3 nuclêôtit không chồng gối lên nhau
Mã đặc hiệuMỗi mã bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại axit amin trừ bộ ba kết thúc
Mã thoái hóaNhiều bộ ba cùng mã hóa cho 1 axit amin
Mã phổ biếnCác loài đều dùng chung một bảng mã di truyền (trừ vài trường hợp ngoại lệ)

Một số số liệu và bộ ba nên nhớ:

64 mã bộ baTổng số loại bộ ba khác nhau
61 bộMã hóa cho 20 loại axit amin
Bộ ba AUGMã mở đầu dịch mã, nằm ở đầu 5’ trên mARN
Bộ ba UAA, UAG và UGA3 bộ ba kết thúc dịch mã, không mã hóa axit amin nào, nằm ở đầu 3’ trên mARN
Axit amin metioninDo duy nhất bộ ba AUG mã hóa cũng chính là mã mở đầu
Axit amin triptophanDo duy nhất bộ ba UGG mã hóa

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận