ID12-3918: Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn

Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, alen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài, alen B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn. Quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát P là: \(0,3\frac{{AB}}{{Ab}}\; + 0,4\frac{{Ab}}{{aB}}\; + 0,2\frac{{ab}}{{ab}}\; + 0,1\frac{{AB}}{{AB}}\; = 1\). Khi cho quần thể P ngẫu phối thu được đời con F1, trong đó kiểu hình cây hạt dài, chín muộn chiếm 7,84%. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác, mọi diễn biến ở quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái là như nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1). Tần số alen A và B của quần thể F1 lần lượt là 0,6 và 0,45.

(2). Đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

(3). Quần thể F1 có cây hạt tròn, chín sớm thuần chủng chiếm tỉ lệ 14,44%

(4). Quần thể F1 có cây hạt dài, chín sớm chiếm tỉ lệ 8,16%.

A. 2.

B. 1.

C. 4.

D. 3.

Lời giải

Nếu các gen này liên kết hoàn toàn thì chỉ có phép lai \(\frac{{ab}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}} \to \) kiểu hình cây hạt dài chín muộn = 0,2 × 0,2 = 0,04 ≠ đề bài → các gen này liên kết không hoàn toàn.

Gọi tần số HVG là f ta có:

Tỷ lệ hạt dài chín muộn là 0,0784 = ab/ab → ab = 0,28; mà cơ thể ab/ab ở P cho giao tử ab = 0,2 → cơ thể Ab/aB cho giao tử ab = 0,08 = 0,4xf/2 → f = 0,4

Tỷ lệ giao tử ở P :

\(\begin{array}{*{20}{l}}{AB = \frac{{0,3}}{2} + 0,4 \times \frac{f}{2} + 0,1 = 0,33;}\\{ab = 0,2 + 0,4 \times \frac{f}{2} = 0,28}\\{Ab = \frac{{0,3}}{2} + 0,4 \times \frac{{1 – f}}{2} = 0,27;}\\{aB = 0,4 \times \frac{{1 – f}}{2} = 0,12}\end{array}\)

Tần số alen : A = 0,33 + 0,27 = 0,6 → a = 0,4

B = 0,33 + 0,12 = 0,45; b = 0,55

(1) đúng

(2) đúng.

(3) sai, hạt tròn chín sớm thuần chủng chiếm tỷ lệ 0,332 khác 14,44%

(4) đúng, cây hạt dài chín sớm (aaB-) chiếm tỷ lệ: 0,12×012 + 2×0,28×0,12 = 8,16%

Đáp án D.