ID12-3919: Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, gen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn

Ở một quần thể thực vật ngẫu phối, gen A quy định hạt tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định hạt dài, gen B quy định chín sớm trội hoàn toàn so với alen b quy định chín muộn. Quần thể có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát I0: \(0,1\frac{{AB}}{{AB}} + 0,2\frac{{AB}}{{Ab}} + 0,4\frac{{Ab}}{{aB}} + 0,3\frac{{ab}}{{ab}} = 1\)

Khi cho quần thể I0 ngẫu phối thu được đời con I1, trong đó kiểu hình cây hạt dài, chín muộn chiếm 14,44%. Quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hoá khác, mọi diễn biến ở quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái là như nhau. Theo lý thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số alen A và B của quần thể I1 lần lượt là 0,5 và 0,4.

II. Quần thể I0 đạt trạng thái cân bằng di truyền.

III. Quần thể I1, cây hạt tròn, chín sớm thuần chủng chiếm tỉ lệ 14,44%

IV. Quần thể I1, cây hạt dài, chín sớm chiếm tỉ lệ 10,56%.

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Lời giải

Nếu các gen này liên kết hoàn toàn thì chỉ có phép lai \(\frac{{ab}}{{ab}} \times \frac{{ab}}{{ab}} \to \) kiểu hình cây hạt dài chín muộn = 0,3ab×0,3ab = 0,09 ≠ đề bài → các gen này liên kết không hoàn toàn.

Gọi tần số HVG là f ta có:

Tỷ lệ hạt dài chín muộn là 0,1444 = ab/ab → ab = 0,38; mà cơ thể ab/ab ở Io cho giao tử ab = 0,3 → cơ thể Ab/aB cho giao tử ab = 0,08 = 0,4xf/2 → f = 0,4

Tỷ lệ giao tử ở Io:

AB = 0,1 + 0,08 + 0,1 = 0,28; ab = 0,38; Ab = 0,1 + 0,4×\(\frac{{1 – f}}{2}\) = 0,22; aB = 0,4×\(\frac{{1 – f}}{2}\)= 0,12

Tần số alen:

A = 0,28 + 0,22 = 0,5 = a

B = 0,28 + 0,12 = 0,4; b = 0,6

I đúng

II sai, chỉ có 4 loại kiểu gen nên chưa cân bằng di truyền (có thể tính riêng cho từng gen)

III sai, hạt tròn chín sớm thuần chủng chiếm tỷ lệ 0,282 ≠ 14,44%.

IV đúng, cây hạt dài chín sớm chiếm tỷ lệ: 0,12×012 + 2×0,38×0,12 = 10,56%

Đáp án B.