Giải đề thi học kì 2 lớp 8 môn Sinh năm 2020 – 2021 trường THCS Nguyễn Văn Bá

Câu 1: (2.5 điểm)

a) Trình bày các cơ quan phân tích thính giác?

b) Khả năng nhìn của mắt có thể bị suy giảm do thiếu giữ gìn vệ sinh mắt làm cho mắt mắc một số tật hoặc bệnh. Trong đó, phổ biến ở học sinh là tật cận thị, còn ở người già là tật viễn thị. Em hãy phân biệt tật cận thị và tật viễn thị?

Hình: Cấu tạo cơ quan phân tích thinh giác

Câu 2: (2.5 điểm)

a) Em hãy trình bày vai trò của sự bài tiết?

b) Nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?

c) Có rất nhiều tác nhân gây hại cho da như vi khuẩn, da bị xây xát… Từ các tác nhân đó em hãy đề xuất được các cách bảo vệ cho da ?

Câu 3: (3.0 điểm)

a) Lấy hai ví dụ phản xạ không điều kiện và hai ví dụ phản xạ có điều kiện?

b) Một người khi tham gia giao thông không may bị tai nạn và di chứng để lại cho nạn nhân là bị liệt nửa thân bên trái. Bằng kiến thức đã học, em hãy cho biết nạn nhân bị tổn thương phần nào của đại não?

c) Em hãy thiết lập chế độ dinh dưỡng tốt cho trí não của bản thân ?

Câu 4: (2.0 điểm)

a) Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết. Cho ví dụ mỗi loại.

b) Qua hình ảnh phía dưới, em hãy mô tả vị trí của tuyến yên ?

Lời giải chi tiết

Câu 1: (2.5 điểm)

a. Cơ quan phân tích thính giác gồm:

+ Tế bào thụ cảm thính giác

+ Dây thần kinh thính giác

+ Vùng thính giác

Có 3 bộ phận chính:

Tai ngoài

Gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.

Vành tai (loa tai): bao gồm sụn và có lớp da phủ bên ngoài, có ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Các đường cong và xoắn của vành tai giúp nhận và hứng âm thanh (năng lượng âm) từ mọi phía vào ống tai.
Ống tai: là một ống hơi cong hình chữ S, nối từ vành tai tới màng nhĩ. Ở người lớn, ống tai có xu hướng hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ. Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và các tuyến nhờn tạo ráy tai. Mỗi khi có ráy tai, các sợi lông chuyển động nhẹ nhàng đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Đây là cơ chế tự làm sạch tự nhiên của ống tai.
Trong hệ thống của tai, tai ngoài là bộ phận dễ thấy nhất, nhô ra 2 bên đầu người và cũng là bộ phận duy nhất nằm ngoài xương thái dương của sọ. Các bộ phận phức tạp hơn của tai lại nằm ẩn sâu trong các khoang sọ.

Tai giữa

Cấu tạo tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp.

Màng nhĩ: là một màng mỏng hình bầu dục, hơi lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.
Hòm nhĩ: là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương. Phía trước thông mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, bên trong thông với tai trong.
Trong hòm nhĩ có các chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong.

Vòi nhĩ (vòi Eustache): có cấu tạo 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt hoặc ngáp để cân bằng áp suất trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.
Tai trong

Cấu tạo tai trong bao gồm:

Ốc tai: có hình dạng là một ống xương xoắn hai vòng rưỡi quay trụ ốc, bên trong trụ ốc có hạch thần kinh ốc tai. Trong ốc tai có chứa nhiều chất dịch. Khi chuỗi xương con đưa âm thanh đến cửa sổ bầu dục, chất dịch này bắt đầu chuyển động, kích thích các tế bào lông trong ốc tai gửi các xung điện thông qua các dây thần kinh thính giác đến não bộ, nơi mà ta nhận biết được âm thanh.
Tiền đình: là khoang hình bầu dục, ở giữa phình rộng là nơi chứa túi nhỏ và túi bầu dục của tai trong màng. Phía sau tiền đình thông với 3 khoang của ống bán khuyên theo ba chiều ngang, trên, sau.
Các ống bán khuyên: Mỗi tai có 3 ống bán khuyên: bên, trước và sau, nằm thẳng góc với nhau. Các ống đều thông hai đầu với tiền đình và có tác dụng giữ thăng bằng, nhận biết ra sự di chuyển và mức độ thăng bằng.
b. Phân biệt tật cận thị và tật viễn thị

Các tật của mắtNguyên nhânCách khắc phục
Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần

– Bẩm sinh: Cầu mắt dài

– Thể thuỷ tinh phồng ngắn

– Mắt điều tiết kém

Đeo kính mặt lõm (kính cận).
Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa

– Bẩm sinh: Cầu mắt ngắn.

– Do thể thuỷ tinh (dài)

– Mắt điều tiết kém

Đeo kính mặt lồi (kính viễn).

Câu 2: (2.5 điểm)

a. Vai trò của sự bài tiết

– Lọc thải các chất dư thừa và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong.

– Giúp cơ thể thải các chất độc hại, dư thừa ra môi trường ngoài.

– Đảm bảo tính chất môi trường bên trong cơ thể luôn ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

b. Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu:

+ Các vi khuẩn gây viêm.

+ Các tế bào ống thân thiếu ôxi, do làm việc quá sức hay bị đầu độc (thủy ngân, asenic, các độc tố vi khuẩn, độc tố trong mật cá trắm…).

+ Các chất vô cơ và hữu cơ trong nước tiểu như axit uric, canxi, phôtphat. ôxalat, xistêin, … có thể bị kết tinh ở nồng độ quá cao và độ pH thích hợp, tạo nên những viên sỏi làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu.

c. Các cách bảo vệ cho da:

– Giữ gìn da sạch sẽ : Thường xuyên tắm rửa , thay quần áo.

– Tránh để da bị xây xát hoặc bị bỏng.

– Tránh tiếp xúc trực tiếp quá lâu với ánh nắng mặt trời

– Cẩn thận trong lao động, vui chơi

– Vệ sinh môi trường sống

– Không nặn mụn trứng cá

– Ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ hợp lí

– Rèn luyện da từ từ nâng dần sức chịu đựng của da

– Dưỡng ẩm, chống nắng cho da

Câu 3: (3.0 điểm)

a.

Ví dụ phản xạ có điều kiện:

– thấy đèn đỏ thì dừng lại

– cho chó ăn 1 thì gõ vào tô, sau 1 thời gian gõ vào tô chó sẽ tự chạy lại chỗ cho ăn

– đợi mũ bảo hiểm khi đi xe máy

Ví dụ phản xạ không điều kiện:

– chạm tay vào vật nóng rụt tay lại

– vật lạ gần vào mắt thì mắt nhắm lại

– trời lạnh thì nổi da gà

b. Nửa thân bên trái của nạn nhân bị liệt thì phần não phải đã bị tổn thương.

c. Chế độ dinh dưỡng tốt cho trí não: bổ sung các thực phẩm tốt cho não:

Các loại rau có lá xanh như cải xoăn, rau chân vịt… Mỗi tuần, hãy ăn khoảng ít nhất 6 phần các loại rau củ được nấu chín hoặc ăn ở dạng salad.

Tất cả các loại rau củ khác: Cố gắng ăn rau củ ít nhất một lần 1 tuần. Tốt nhất nên chọn các loại rau củ không chứa tinh bột vì hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhưng lại chứa ít calo.

Quả mọng như việt quất, mâm xôi và dâu đen,… bởi chúng giàu chất chống oxy hóa. Đây là loại quả mà bạn nên ăn ít nhất hai lần một tuần.

Hạt: Hãy tiêu thụ ít nhất khoảng 5 phần ăn mỗi tuần. Chế độ ăn MIND không giới hạn các loại hạt ta có thể tiêu thụ, nhưng tốt nhất bạn nên có sự lựa chọn các loại hạt sao cho phong phú để có đầy đủ các chất dinh dưỡng hơn.

Dầu ôliu: Hãy thử sử dụng dầu ô liu làm chất béo nấu ăn chính của bạn.

Các loại ngũ cốc nguyên chất: Ăn ít nhất 3 phần mỗi ngày. Chọn các loại ngũ cốc nguyên chất như bột yến mạch, hạt diêm mạch (quinoa), gạo lứt, mì ống làm và bánh mì làm bằng lúa mì nguyên chất 100%.

Cá: Ăn cá ít nhất mỗi tuần một lần. Tốt nhất nên chọn những con cá béo như cá hồi, cá mòi, cá hồi, cá ngừ và cá thu với lượng lớn acid béo omega-3.

Đậu: Sử dụng đậu trong ít nhất bốn bữa ăn mỗi tuần. Điều này bao gồm tất cả đậu, đậu lăng và đậu nành.

Gia cầm: Cố gắng ăn thịt gà hoặc gà tây ít nhất hai lần một tuần. Lưu ý rằng gà chiên, rán không được khuyến khích trong chế độ ăn uống MIND.

Rượu vang: Mục tiêu không nhiều hơn một ly mỗi ngày. Cả rượu vang đỏ và trắng đều mang lại lợi ích cho não. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã tập trung vào resveratrol hợp chất rượu vang đỏ rằng chúng có thể giúp bảo vệ chống lại căn bệnh Alzheimer.

Hạn chế các loại thực phẩm:

Bơ và chất béo thực vật: ăn tối đa 1 muỗng canh (khoảng 14gram) mỗi ngày.

Pho mát: chế độ ăn MIND khuyên bạn chỉ nên tiêu thụ pho mát một lần mỗi tuần.

Thịt đỏ: bao gồm tất cả thịt bò, thịt lợn, thịt cừu và các sản phẩm được làm từ thịt này. Không nên ăn quá 3 khẩu phần mỗi tuần.

Thức ăn chiên: chế độ ăn uống MIND không khuyến khích thực phẩm chiên, đặc biệt là đồ ăn nhanh. Hạn chế tiêu thụ chúng ở mức nhiều nhất một lần mỗi tuần.

Các loại bánh ngọt và kẹo: Bao gồm hầu hết các đồ ăn vặt vàmón tráng miệng như kem, bánh quy, bánh nướng, snack – bim bim, bánh rán,kẹo,…. Cố gắng hạn chế và chỉ nên ăn chúng khoảng 4 lần một tuần.

Câu 4: (2.0 điểm)

a. Phân biệt tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết

– Tuyến ngoại tiết: Sản phẩm (chất tiết) theo ống dẫn đến các cơ quan xác định hoặc đưa ra ngoài.

Ví dụ: tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt…

– Tuyến nội tiết: Sản phẩm là các chất tiết (hoocmôn) tiết ra được ngấm thấm thẳng vào máu đưa đến cơ quan đích.

Ví dụ: tuyến yên, tuyến giáp…

b. Tuyến yên nằm sau mũi, gần phần dưới của não. Nó gắn liền với vùng dưới đồi bởi cấu trúc giống thân cây.