Giải đề thi học kì 2 của trường THCS Hiệp Phước môn Sinh lớp 8 năm 2021

A. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm). Chọn câu trả lời đúng.

Câu 1: Vì sao trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi?

1. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.

2. Vì những loại thực phẩm này cung cấp đầy đủ tất cả các nhu cầu dinh dưỡng cần thiết của con người.

3. Vì những loại thực phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.

Phương án đúng là

A. 1, 3.

B. 1, 2.

C. 2, 3.

D. 1, 2, 3.

Câu 2: Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong

A. một đơn vị thời gian.

B. một ngày.

C. một bữa.

D. một tuần.

Câu 3: Loại quả nào dưới đây có chứa nhiều tiền chất của vitamin A?

A. Mướp đắng.

B. Táo ta.

C. Chanh.

D. Gấc.

Câu 4: Loại muối khoáng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn vết thương?

A. Iốt.

B. Canxi.

C. Kēm.

D. Sắt.

Câu 5: Chất khoáng nào là thành phần cấu tạo nên hêmôglôbin trong hồng cầu người?

A. Sắt.

B. Kēm.

C. Đồng.

D. Asen.

Câu 6: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan nào?

A. Thận, ống thận, bóng đái.

B. Cầu thận, thận, bóng đái.

C. Thận, bóng đái, ống đái.

D. Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

Câu 7: Sự tạo thành nước tiểu trải qua các giai đoạn nào?

A. Hấp thụ lại, bài tiết.

B. Lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp.

C. Bài tiết và hấp thụ lại.

D. Lọc máu, bài tiết, hấp thụ lại.

Câu 8: Sản phẩm tiết của tuyến nội tiết có tên gọi là gì?

A. Kháng nguyên.

B. Enzim.

C. Hoocmôn.

D. Kháng thể.

Câu 9: Dây thần kinh tủy được cấu tạo như thế nào?

A. Tùy từng loại mà dây thần kinh được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động hoặc bó sợi cảm giác.

B. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh vận động.

C. Chỉ được cấu tạo bởi bó sợi thần kinh cảm giác

D. Bao gồm bó sợi thần kinh cảm giác và bó sợi thần kinh vận động.

Câu 10: Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là gì?

A. Cách nhiệt.

B. Dự trữ đường.

C. Thu nhận kích thích từ môi trường ngoài.

D. Vận chuyển chất dinh dưỡng.

Câu 11: Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là gì?

A. Tránh để da bị xây xát.

B. Luôn vệ sinh da sạch sẽ.

C. Bôi kem dưỡng ẩm cho da.

D. Tập thể dục thường xuyên.

Câu 12: Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

1. Xây dựng một chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí

2. Giữ cho tâm hồn được thanh thản, tránh suy nghĩ lo âu

3. Đảm bảo giấc ngủ hằng ngày để phục hồi chức năng của hệ thần kinh sau thời gian làm việc căng thẳng

4. Sử dụng nhiều chất kích thích.

Phương án đúng là

A. 1, 2, 4.

B. 1, 3, 4.

C. 1, 2, 3

D. 2, 3, 4.

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào về sức khỏe?

Câu 2: (2,0 điểm) Cơ quan phân tích thính giác gồm những bộ phận nào? Nêu cấu tạo của tai.

Câu 3: (2,0 điểm) Quá trình thu nhận khích thích của sóng âm diễn ra như thế nào giúp người nghe nghe được?

Câu 4: (1,0 điểm) Giải thích vì sao ảnh ở điểm vàng ta nhìn rõ nhất hình ảnh của vật?

Lời giải chi tiết

A. TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong khẩu phần ăn, chúng ta nên chú trọng đến rau và hoa quả tươi vì

1. Vì những loại thức ăn này chứa nhiều chất xơ, giúp cho hoạt động tiêu hoá và hấp thụ thức ăn được dễ dàng hơn.

3. Vì những loại thực phẩm này giúp bổ sung vitamin và khoáng chất, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể.

Đáp án A

Câu 2: Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.

Đáp án B

Câu 3: Gấc có chứa nhiều tiền chất của vitamin A là carôten.

Đáp án D

Câu 4: Kēm có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn vết thương

Đáp án C

Câu 5: Sắt là thành phần cấu tạo nên hêmôglôbin trong hồng cầu người

Đáp án A

Câu 6: Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.

Đáp án D

Câu 7: Sự tạo thành nước tiểu trải qua các giai đoạn: lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp.

Đáp án B

Câu 8: Hoocmôn là sản phẩm tiết của tuyến nội tiết.

Đáp án C

Câu 9: Dây thần kinh tủy là một loại dây thần kinh hỗn hợp. Nó được cấu tạo bởi sự kết hợp từ rễ sau và rễ trước của các sợi thần kinh (bao gồm bó sợi thần kinh cảm giác và bó sợi thần kinh vận động).

Đáp án D

Câu 10: Lớp mỡ dưới da có vai trò chủ yếu là cách nhiệt.

Đáp án A

Câu 11: Để phòng ngừa các bệnh ngoài da, biện pháp khả thi nhất là luôn vệ sinh da sạch sẽ.

Đáp án B

Câu 12: Để bảo vệ hệ thần kinh, chúng ta cần lưu ý các điều 1, 2, 3

Đáp án C

B. TỰ LUẬN (7,0 điểm)

Câu 1:

Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả thì:

+ Quá trình hấp thu lại các chất cần thiết và bài tiết các chất cặn bã độc hại bị giảm

+ Làm môi trường trong bị biến đổi

+ Sự trao đổi chất bị rối loạn, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Khi các tế bào ống thận bị tổn thương có thể làm:

+ Tắc ống thận (hay nước tiểu trong ống có thể hòa thẳng vào máu) gây đầu độc cơ thể.

+ Biểu hiện tương tự trường hợp suy thận.

Câu 2:

Cơ quan phân tích thính giác gồm:

+ Tế bào thụ cảm thính giác

+ Dây thần kinh thính giác

+ Vùng thính giác

Có 3 bộ phận chính:

Tai ngoài

– Gồm có vành tai và ống tai ngoài, đi từ vành tai tới màng nhĩ, có nhiệm vụ thu nhận và dẫn truyền âm thanh.

  • Vành tai (loa tai): bao gồm sụn và có lớp da phủ bên ngoài, có ít mạch máu và lớp mỡ bảo vệ. Các đường cong và xoắn của vành tai giúp nhận và hứng âm thanh (năng lượng âm) từ mọi phía vào ống tai.
  • Ống tai: là một ống hơi cong hình chữ S, nối từ vành tai tới màng nhĩ. Ở người lớn, ống tai có xu hướng hướng lên, sau đó hơi nghiêng về phía trước và càng hướng xuống khi tới gần màng nhĩ. Phần phía ngoài của ống tai có chứa các sợi lông nhỏ và các tuyến nhờn tạo ráy tai. Mỗi khi có ráy tai, các sợi lông chuyển động nhẹ nhàng đẩy ráy tai khô và da bong ra cửa tai. Đây là cơ chế tự làm sạch tự nhiên của ống tai.
  • Trong hệ thống của tai, tai ngoài là bộ phận dễ thấy nhất, nhô ra 2 bên đầu người và cũng là bộ phận duy nhất nằm ngoài xương thái dương của sọ. Các bộ phận phức tạp hơn của tai lại nằm ẩn sâu trong các khoang sọ.

Tai giữa

Cấu tạo tai giữa bao gồm màng nhĩ, hòm nhĩ, vòi nhĩ và các xương con bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp.

  • Màng nhĩ: là một màng mỏng hình bầu dục, hơi lõm ở giữa, nằm hơi nghiêng ra sau, ngăn cách hoàn toàn ống tai ngoài và tai giữa. Màng nhĩ bình thường có màu trong mờ, trắng sáng hay hơi xám. Thường, chúng ta có thể nhìn xuyên qua màng nhĩ.
  • Hòm nhĩ: là một hốc xương gồ ghề nằm trong xương thái dương. Phía trước thông mũi họng, phía sau thông với xoang chũm, bên trong thông với tai trong.
  • Trong hòm nhĩ có các chuỗi xương thính giác bao gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp. Ba xương này có nhiệm vụ dẫn truyền xung động âm thanh từ màng nhĩ vào tai trong.
  • Vòi nhĩ (vòi Eustache): có cấu tạo 1/3 phía trên bởi xương, ⅔ phía dưới bởi sụn. Bình thường vòi nhĩ đóng kín, chỉ mở ra khi nuốt hoặc ngáp để cân bằng áp suất trong hòm nhĩ. Tác dụng của vòi nhĩ là làm cân bằng áp lực của hòm tai với tai ngoài.

Tai trong

Cấu tạo tai trong bao gồm:

  • Ốc tai: có hình dạng là một ống xương xoắn hai vòng rưỡi quay trụ ốc, bên trong trụ ốc có hạch thần kinh ốc tai. Trong ốc tai có chứa nhiều chất dịch. Khi chuỗi xương con đưa âm thanh đến cửa sổ bầu dục, chất dịch này bắt đầu chuyển động, kích thích các tế bào lông trong ốc tai gửi các xung điện thông qua các dây thần kinh thính giác đến não bộ, nơi mà ta nhận biết được âm thanh.
  • Tiền đình: là khoang hình bầu dục, ở giữa phình rộng là nơi chứa túi nhỏ và túi bầu dục của tai trong màng. Phía sau tiền đình thông với 3 khoang của ống bán khuyên theo ba chiều ngang, trên, sau.
  • Các ống bán khuyên: Mỗi tai có 3 ống bán khuyên: bên, trước và sau, nằm thẳng góc với nhau. Các ống đều thông hai đầu với tiền đình và có tác dụng giữ thăng bằng, nhận biết ra sự di chuyển và mức độ thăng bằng.
    Câu 3:

Sóng âm được vành tai hứng lấy

→ truyền qua ống tai vào làm rung màng nhĩ

→ truyền qua chuỗi xương tai vào làm rung màng cửa bầu làm chuyển động ngoại dịch và nội dịch trong ốc tai màng

→ cơ quan Coocti làm xuất hiện xung thần kinh theo dây thần kinh thính giác về vùng thính giác ở thùy thái dương

Câu 4:

Ảnh của vật rơi vào điểm vàng mới nhìn rõ vì ở điểm vàng có nhiều tế bào nón giúp tiếp nhận kích thích ánh sáng mạnh và màu sắc giúp ta nhìn rõ vật.