Đề thi học kì 1 THCS Cự Khối năm 2021 – lớp 7 môn Sinh

Đề thi học kì 1 THCS Cự Khối năm 2021 – lớp 7 môn Sinh

Câu 1: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ bào quan nào?

A. Sắc tố ở màng cơ thể

B. Màu sắc của hạt diệp lục

C. Màu sắc của điểm mắt

D. Sự trong suốt của màng cơ th

Câu 2:Thủy tức là đại diện thuộc ngành động vật nào?

A. Ngành Động vật nguyên sinh

B. Ngành Ruột khoang

C. Ngành Thân mềm

D. Ngành Chân khớp

Câu 3: Sán bã trầu sống kí sinh trong cơ thể vật chủ nào?

A. Lợn

B. Gà, vịt

C. Ốc ruộng

D. Trâu, bò

Câu 4: Ấu trùng sán dây kí sinh trong cơ thể của lợn gây ra bệnh gì?

A. Lợn gạo

B. Nhiễm trùng máu

C. Cơ bắp

D. Teo cơ

Câu 5: Giun đũa kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người?

A. Máu

B. Ruột non

C. Co băp

D. Gan

Câu 6: Cơ thể giun đũa trưởng thành có độ dài bao nhiêu?

A. 5cm

B. 15 cm

C. 25cm

D. 35cm

Câu 7: Giun đất có hình thức sinh sản như thế nào?

A. Phân tính

B. Lưỡng tính

C. Vô tính

D. Hữu tính

Câu 8: Vì sao mưa nhiều, giun đất lại chui lên mặt đất?

A. Hô hấp

B. Tiêu hóa

C. Lấy thức ăn

D. Tìm nhau giao phối

Câu 9: Vỏ trai sông cấu tạo gồm mấy lớp?

A. 2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng

B. 2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi

C. 3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôi

D. 3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ

Câu 10: Động vật thân mềm nào dưới đây sống trên cạn?

A. Bạch tuộc

B. Mực

C. Ốc sên

D. Sò

Câu 11: Động vật nào sau đây không thuộc Lớp giáp xác?

A. Tôm sông

B. Nhện

C. Cua

D. Rận nước

Câu 12: Cơ quan hô hấp của tôm sông là gì?

A. Phổi

B. Da

C. Mang

D. Da và phổi

Câu 13: Cơ thể nhện có cấu tạo gồm bao nhiêu phần?

A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng

B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng

C. Có 2 phần là thân và các chi

D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi

Câu 14: Nhện bắt mồi và tự vệ được là nhờ có bộ phận cấu tạo nào?

A. Đôi chân xúc giác

B. Đôi kìm

C. 4 đôi chân bò

D. Núm tuyến tơ

Câu 15: Châu chấu là đại diện thuộc lớp nào?

A. Giáp xác

B. Thân mềm

C. Sâu bọ

D. Hình nhện

Câu 16: Châu chấu di chuyển bằng cách nào?

A. Bò bằng cả 3 đôi chân

B. Nhảy bằng đôi chân sau (càng)

C. Nhảy bằng đôi chân sau và bay bằng cánh

D. Bò, nhảy, bay

Câu 17:Trùng biến hình di chuyển được nhờ cơ quan nào dưới đây?

A. Các lông bơi

B. Roi dài

C. Chân giả

D. Không bảo co bóp

Câu 18: Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào?

A. Qua đường hô hấp

B. Qua đường tiêu hóa

C. Qua đường máu

D. Cách khác

Câu 19: Loài ruột khoang nào dưới đây sống ở môi trường nước ngọt?

A. Sứa

B. San hô

C. Thủy tức

D. Hải quỳ

Câu 20: Sứa di chuyển bằng cách nào?

A. Di chuyển lộn đầu

B. Di chuyển sâu đo

C. Co bóp dù

D. Không di chuyển

Câu 21: Giun dẹp chủ yếu sống ở đâu?

A. Tự do

B. Kí sinh

C. Tự ki sinh

D. Hình thức khác

Câu 22: Giun kim sống kí sinh ở đâu trong cơ thể người?

A. Ruột già trẻ em

B. Cơ bắp

C. Gan, mật

D. Máu

Câu 23: Đỉa sống ở đâu?

A. Kí sinh trong cơ thể

B. Kí sinh ngoài

C. Tự dưỡng như thực vật

D. Sống tự do

Câu 24: Trai sông tự vệ nhờ cách nào?

A. Di chuyển nhanh

B. Ẩn nấp trong môi trường bùn

C. Có lớp vỏ cứng

D. Ẩn nấp trong môi trường bùn và có lớp vỏ cứng

Câu 25: Thân mềm nào không có vỏ cứng để bảo vệ ngoài cơ thể?

A. Sò

B. Ốc sên

C. Bạch tuộc

D. Ốc vặn

Câu 26: Đặc điểm nào sau đây không phải của loài mọt ẩm?

A. Có thể bò

B. Sống ở biển

C. Sống trên cạn

D. Thở bằng mang

Câu 27: Loài động vật nào sau đây không thuộc lớp Hình nhện?

A. Nhện

B. Bọ cạp

C. Tôm ở nhờ

D. Cái ghẻ

Câu 28: Loài sâu bọ nào phá hoại các loại đồ gỗ?

A. Bọ cạp

B. Châu chấu

C. Mọt hại gỗ

D. Bọ ngựa

Câu 29: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống tự do?

A. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi

B. Trùng roi, trùng kiết lị, trùng giày

C. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị

D. Trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị

Câu 30: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có hình thức dinh dưỡng là gì?

A. Tự dưỡng

B. Dị dưỡng

C. Vừa tự dưỡng, vừa dị dưỡng

D. Hoại dưỡng

Câu 31: Loài động vật nào sau đây không thuộc ngành Ruột khoang?

A. Sứa

B. Thủy tức

C. Trùng sốt rét

D. San hô

Câu 32: Lợi ích của các động vật ngành Ruột khoang đem lại là gì?

A. Làm thức ăn

B. Làm đồ trang sức

C. Làm vật liệu xây dựng

D. Làm thức ăn, đồ trang sức, vật liệu xây dựng

Câu 33: Để bảo vệ cơ thể, chúng ta nên uống thuốc tẩy giun đúng cách mấy lần/ năm?

A. 1 lần/năm

B. 2 lần/năm

C. 3 lần/năm

D. 4 lần/năm

Câu 34: Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào?

A. Da

B. Máu

C. Đường tiêu hóa

D. Đường hô hấp

Câu 35: Các động vật ngành Giun đốt mang lại gì cho con người?

A. Làm thức ăn cho người

B. Làm thức ăn cho động vật khác

C. Làm cho đất trồng xốp, thoáng, màu mỡ

D. Làm thức ăn cho người, cho động vật và đất trồng màu mỡ

Câu 36: Loài động vật nào có khả năng lọc làm sạch nước?

A. Trai, hến

B. Mực, bạch tuộc

C. Sò, ốc sên

D. Sứa, ngao

Câu 37: Giun đất tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn ở hệ cơ quan nào dưới đây?

A. Hệ sinh dục phân hóa có đai sinh dục

B. Hệ tiêu hóa

C. Hệ tuần hoàn

D. Hệ thần kinh

Câu 38: Loài động vật giáp xác nào là thức ăn chủ yếu cho cá?

A. Mọt ẩm

B. Tôm ở nhờ

C. Cua nhện

D. Rận nước

Câu 39: Thức ăn của loài ve bò là gì?

A. Có

B. Động vật nhỏ hơn

C. Máu động vật

D. Hút nhựa cây

Câu 40: Loài động vật chân khớp nào có lợi cho con người?

A. Ong mật

B. Nhện đỏ

C. Ve bò

D. Châu chấu

 

Lời giải chi tiết

Câu 1: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ màu sắc của hạt diệp lục

Đáp án B

Câu 2:Thủy tức là đại diện thuộc ngành Ruột khoang

Đáp án B

Câu 3: Sán bã trầu sống kí sinh trong cơ thể người và lợn

Đáp án A

Câu 4: Ấu trùng sán dây kí sinh trong cơ thể của lợn gây ra bệnh lợn gạo

Đáp án A

Câu 5: Giun đũa kí sinh ở ruột non

Đáp án B

Câu 6: Cơ thể giun đũa cái  trưởng thành có độ dài từ 20 đến 25 cm, giun đực là từ 15 đến 17cm.

Đáp án C

Câu 7: Giun đất có hình thức sinh sản hữu tính

Đáp án D

Câu 8: Khi mưa nhiều, giun đất chui lên mặt đất để hô hấp

Đáp án A

Câu 9: Vỏ trai sông cấu tạo gồm 3 lớp: lớp sừng, lớp đá vôi, lớp xà cừ.

Đáp án D

Câu 10: Ốc sên sống trên cạn

Đáp án C

Câu 11: Nhện không thuộc lớp Giáp xác, mà thuộc lớp Hình nhện

Đáp án B

Câu 12: Tôm sông hô hấp bằng mang

Đáp án C

Câu 13: Cơ thể nhện có cấu tạo gồm hai phần: phần đầu ngực và phần bụng

Đáp án A

Câu 14: Nhờ đôi kìm có tuyến độc mà nhện có thể bắt mồi và tự vệ

Đáp án B

Câu 15: Châu chấu là đại diện thuộc lớp Sâu bọ

Đáp án C

Câu 16: Châu chấu có 3 cách di chuyển là: bò, nhảy, bay

Đáp án D

Câu 17:Trùng biến hình di chuyển được nhờ chân giả

Đáp án C

Câu 18: Trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa

Đáp án B

Câu 19: Thủy tức sống ở môi trường nước ngọt

Đáp án C

Câu 20: Sứa di chuyển bằng cách co bóp dù.

Đáp án C

Câu 21: Giun dẹp chủ yếu sống kí sinh

Đáp án B

Câu 22: Giun kim sống kí sinh ở ruột già trẻ em

Đáp án A

Câu 23: Đỉa sống kí sinh ngoài

Đáp án B

Câu 24: Trai sông tự vệ nhờ có lớp vỏ cứng, chúng co chân, khép vỏ lại

Đáp án C

Câu 25: Bạch tuộc không có vỏ cứng để bảo vệ ngoài cơ thể

Đáp án C

Câu 26: Mọt ẩm không sống ở biển

Đáp án B

Câu 27: Tôm ở nhờ không thuộc lớp Hình nhện, mà thuộc lớp Giáp xác

Đáp án C

Câu 28: Mọt hại gỗ đục ruỗng các đồ làm bằng gỗ.

Đáp án C

Câu 29: Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi sống tự do

Đáp án A

Câu 30: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có hình thức dinh dưỡng dị dưỡng

Đáp án B

Câu 31: Trùng sốt rét không thuộc ngành Ruột khoang, mà thuộc ngành Động vật nguyên sinh

Đáp án C

Câu 32: Lợi ích của các động vật ngành Ruột khoang là làm thức ăn, đồ trang sức, vật liệu xây dựng

Đáp án D

Câu 33: Để bảo vệ cơ thể, chúng ta nên uống thuốc tẩy giun 2 lần/năm

Đáp án B

Câu 34: Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua da

Đáp án A

Câu 35: Các động vật ngành Giun đốt làm thức ăn cho người, cho động vật và đất trồng màu mỡ

Đáp án D

Câu 36: Trai, hến có khả năng lọc làm sạch nước

Đáp án A

Câu 37: Giun đất tiến hóa hơn giun dẹp và giun tròn ở hệ tuần hoàn

Đáp án C

Câu 38: Rận nước là thức ăn chủ yếu cho cá

Đáp án D

Câu 39: Thức ăn của loài ve bò là máu động vật

Đáp án C

Câu 40: Ong mật có lợi cho con người

Đáp án A