Đề thi học kì 1 năm 2021 khối lớp 6 môn KHTN trường TH&THCS Đào Thịnh, Trấn Yên

Đề thi học kì 1 năm 2021 khối lớp 6 môn KHTN trường TH&THCS Đào Thịnh, Trấn Yên

I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Câu 1: Hệ thống phóng đại của kính hiển vi bao gồm ?

A. Thị kính, vật kính.

B. Chân kính, thân kinh.

C. Bàn kính, ốc to, ốc nhỏ.

D. Vật kính, gương điều chỉnh ánh sáng.

Câu 2: Điều nào sau đây đúng khi nói về tế bào?

A. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng, nhưng kích thước khác nhau.

B. Các loại tế bào khác nhau thường có kích thước và hình dạng khác nhau.

C. Tất cả các loại tế bào đều có cùng kích thước nhưng hình dạng luôn khác nhau.

D. Tất cả các loại tế bào đều có cùng hình dạng và kích thước giống nhau.

Câu 3: Đâu là cấu tạo của tế bào nhân thực:

A. Có vùng nhân

B. Đã có nhân hoàn chỉnh.

C. Tế bào chất không có hệ thống nội màng

D. Không có màng nhân.

Câu 4: Cơ thể chúng ta lớn lên được là nhờ:

A. Sự tăng kích thước của nhân tế bào.

B. Nhiều tế bào được sinh ra từ 1 tế bào.

C. Sự lớn lên và phân chia của tế bào.

D. Chất dinh dưỡng bao quanh tế bào.

Câu 5: Đâu là vật sống?

A. Con búp bê.

B. Con tem.

C. Con tò vò.

D. Con lợn đất.

Câu 6. Đâu là các cấp độ của tổ chức

A. Tế bào – Cơ quan – Cơ thể.

B. Mô – Cơ quan – Cơ thể – Hệ

C. Tế bào – Cơ thể – Cơ quan.

D. Tế bào – Mô – Cơ quan – Hệ cơ quan – Cơ thể.

Câu 7: Đâu là vi khuẩn

A. Vi khuẩn lao.

B. Vi khuẩn tả.

C. Vi khuẩn tụ cầu vàng

D. Vi khuẩn sữa chua.

Câu 8: Sinh vật được phân chia thành mấy giới?

A. 2 giới

B. 3 giới

C. 4 giới

D. 5 giới

Câu 9: Dụng cụ nào sau đây không phải dụng cụ đo.

A. Cân đồng hồ, thước mét, đồng hồ điện tử.

B. Thước kẹp, nhiệt kế y tế.

C. Đồng hồ treo tường, nhiệt kế rượu

D. Lò so, búa định.

Câu 10: Đâu là tính chất hóa học của đường ăn?

A. Bị phân ở nhiệt độ cao thành cabon

B. Có vị ngọt.

C. Tan trong nước.

D. Là chất rắn

Câu 11: Nước có thể tồn tại ở thể:

A. Cả 3 đáp đúng

B. Thể rắn

C. Thể lỏng

D. Thể khí

Câu 12: Sự chuyển thể nào sau đây sảy ra tại một thời điểm xác định:

A. Ngưng tụ

B. Hóa hơi

C. Sôi

D. Bay hơi

Câu 13: Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra tác dụng gì?

A. Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.

B. Chỉ làm biến dạng quả bóng.

C. Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng

D. Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của nó.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Lực tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

B. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

C. Lực không tiếp xúc là lực xuất hiện khi vật gây ra lực không có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực.

D. Lực tiếp xúc không thể làm biến dạng vật.

Câu 15. Lực nào sau đây là lực hút của Trái Đất khi tác dụng vào thuyền

A. Lực làm cho chiếc thuyền nổi trên mặt nước.

B. Lực kéo chiếc thuyền bị chìm xuống khi bị nước tràn vào.

C. Lực đẩy thuyền đi theo dòng nước.

D. Lực giữ thuyền không trôi ra khỏi bến

Câu 16. Các lực vẽ trong một mặt phẳng đứng dưới đây, lực nào có thể là lực hút của Trái Đất? (bị mất hình)

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 17: (2 điểm) Có một số động vật sau: Con giun, con ốc, con chuồn chuồn, con ong, con rết, con kiến. Hãy xây dựng khóa lưỡng phân để phân loại các loài động vật trên.

Câu 18 (1điểm): Tại sao khi tiếp xúc gần với bệnh bị lao ta có thể bị nhiễm bệnh? Hãy cho biết cách phòng chống bệnh lao.

Câu 19 (1,5 điểm):

Hãy chỉ ra đâu là vật thể đâu là chất trong các từ in nghiêng sau.

a) Xe đạp được chế tạo sắt, nhôm cao su

b) Lõi bút chì được làm bằng chì, vỏ được làm bằng gỗ chất này có tên là Xenluloze.

c) Dây điện được làm bằng đồng, được bọc một lớp chất dẻo

Câu 20 (1điểm) Hãy nghĩ cách dùng hai tấm cản có kích thước khác nhau để làm thí nghiệm chứng tỏ đặc điểm trên của lực cản của nước. (Ứng dụng thực tiễn)

Câu 21: (0.5 điểm) Diễn tả bằng lời các yếu tố của các lực vẽ ở hình vẽ sau:

ĐÁP ÁN

Trắc nghiệm

1A, 2B, 3B, 4C, 5C, 6D, 7D, 8D, 9D, 10A, 11A, 12C, 13D, 14C, 15B, 16C

Mỗi ý đúng 0,25đ

Tự luận

Câu 17 – HS vẽ được sơ đồ, đưa ra được các điểm phân biệt rõ ràng (2đ)

Câu 18 (1đ)

– Khi tiếp xúc gần với bệnh nhân bị lao, ta có thể bị nhiễm bệnh vì vi khuẩn lao lây truyền qua đường không khí.

Cách phòng chống: Tiêm vaccine, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách, …

Câu 19 (1,5đ)

– Vật thể: Xe đạp, bút chì, dây điện.

– Chất: Sắt, nhôm, cao su, chì, xenluloze, đồng chất dẻo.

Câu 20 (1đ)

Ta lấy tay đẩy hai tấm cản có kích thước khác nhau trong nước, tay đẩy tấm cản có diện tích lớn hơn sẽ cảm giác nặng hơn tay đấy tấm cản có kích thước bé.

→ Điều đó chứng tỏ diện tích mặt cản càng lớn thì độ lớn lực cản càng lớn.

Câu 21 (0,5đ)

Lực tác dụng vào vật tại điểm A, có phương thẳng đứng, có chiều từ dưới lên trên, có độ lớn bằng 20N