Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 7 THCS Tề Lỗ năm học 2021-2022

Đề thi học kì 1 môn Sinh lớp 7 THCS Tề Lỗ năm học 2021-2022

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trẻ em hay mắc bệnh giun kim vì:

A. Không ăn đủ chất.

B. Không biết ăn rau xanh.

C. Có thói quen bỏ tay vào miệng.

D. Hay chơi đùa

Câu 2. Động vật thân mềm sống trên cạn là:

A. Bạch tuộc

B. Mực

C. Sò.

D. Ốc sên

Câu 3. Động vật nguyên sinh sống kí sinh trong cơ thể người và động vật là:

A. Trùng roi.

B. Trùng kiết lị.

C. Trùng giày.

D. Tất cả đều đúng

Câu 4. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua động vật nào?

A. Ruồi vàng

B. Bọ chó

C. Bọ chét

D. Muỗi Anophen

Câu 5: Đại diện nào sau đây thuộc ngành Thân mềm

A. Mực, sò, cua.

B. Mực, sò, nghêu.

C. Mực, sò, tôm

D. Mực, sò, cá.

Câu 6: Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở

A. Đầu

B. Đốt đuôi

C. Giữa cơ thể

D. Đai sinh dục

Câu 7: Giun đất di chuyển nhờ

A. Lông bơi

B. Vòng tơ

C. Chun giãn cơ thể

D. Kết hợp chun giãn và vòng tơ.

Câu 8: Vì sao khi có mưa thì giun đất thường chui lên mặt đất:

A. Để hô hấp

B. Bắt mồi

C. Để sinh sản

D. Lấy thức ăn

II. TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm): Giun đốt có vai trò gì đối với tự nhiên và với đời sống con người? Mỗi khi trời mưa to ta lại thấy có những con giun bò trên mặt đất. Tại sao lại như vậy?

Câu 2 (2 điểm):Giun sán kí sinh gây hại gì cho người và vật nuôi như thế nào ? Nêu các biện phá phòng chống giun đũa kí sinh ở người.

Câu 3: (1.5 điểm) Em hãy kể tên các đại diện của lớp giáp xác? Nêu vai trò của lớp giáp xác?

Câu 4: (1 điểm): Nêu 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung?

 

Lời giải chi tiết

I. TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Trẻ em hay mắc bệnh giun kim vì có thói quen bỏ tay vào miệng

Đáp án C

Câu 2. Ốc sên sống trên cạn

Đáp án D

Câu 3. Trùng kiết lị sống kí sinh trong cơ thể người và động vật

Đáp án B

Câu 4. Trùng sốt rét truyền vào máu người qua Muỗi Anophen

Đáp án D

Câu 5. Mực, sò, nghêu thuộc ngành Thân mềm

Đáp án B

Câu 6. Lỗ hậu môn của giun đất nằm ở đốt đuôi

Đáp án B

Câu 7. Giun đất di chuyển nhờ kết hợp chun giãn cơ thể và vòng tơ

Đáp án D

Câu 8. Giun đất chui lên mặt đất để hô hấp do dưới đất bị ngập nước.

Đáp án A

II. TỰ LUẬN

Câu 1

– Giun đất cày xới đất làm cho đất tơi xốp, có vai trò quan trọng đối với cây trồng và cây cối trong tự nhiên. Chúng còn là thức ăn tốt cho các loại gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng).

– Một số loài giun đốt biển (giun nhiều tơ, rọm, sá sùng…) là thức ăn cho một số động vật nước như cá.

– Giun đỏ là thức ăn của cá cảnh.

– Tuy nhiên, có một số loài như địa, vắt là vật kí sinh gây hại cho động vật.

Mỗi khi trời mưa to, giun bò trên mặt đất là do chúng hô hấp qua da, nước mưa ngấm xuống đất làm chúng hô hấp khó khăn nên phải ngoi lên

Câu 2

Tác hại của giun sán

– Trước tiên là nó hút chất dinh dưỡng, chúng có thể bò lên cuống mật gây tắc ống mật, khi số lượng nhiều chúng quấn lại thành búi gây tắc ruột, còn ấu trùng của nó khi xâm nhập vào cơ thể có thể di chuyển đến nhiều chổ, gây những bệnh ở tim, phổi, gan mật

Biện pháp phòng giun đũa kí sinh ở người:

– Giữ vệ sinh ăn uống: Ăn chín uống sôi, không ăn rau sống, gỏi cá, tiết canh, rửa tay trước khi ăn vì sau khi đi vệ sinh, che đậy thức ăn bằng lòng bàn, tủ kính…

– Vệ sinh môi trường sạch sẽ: diệt trừ triệt để ruồi nhặng, vệ sinh nơi công cộng, sử dụng nhà tiêu hố xí hợp vệ sinh

– Tẩy giun định kỳ 1 – 2 lần/ năm.

Câu 3:

Một số đại diện của lớp giáp xác: tôm, cua, mọt ấm, con sun, rận nước, chân kiếm, cua nhện, tôm ở nhờ

Vai trò của lớp giáp xác:

– Là nguồn thức ăn cho cá.

– Là nguồn cung cấp thực phẩm

– Là nguồn lợi xuất khẩu.

– Có hại cho giao thông đường thủy.

– Có hại cho nghề cá.

– Truyền bệnh giun sán.

Câu 4: 3 đặc điểm giúp nhận dạng châu chấu nói riêng và sâu bọ nói chung:

– Cơ thể và chân phân đốt

– Cơ thể có 3 phần: Đầu, ngực, bụng. Phần đầu có một đôi râu, phần ngực có ba đôi chân và hai đôi cánh.

– Hô hấp bằng hệ thống ống khí.