Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh trường THPT Lê Lợi năm học 2021-2022 (đề minh họa)

Đề thi học kì 1 lớp 11 môn Sinh trường THPT Lê Lợi năm học 2021-2022 (đề minh họa)

ĐỀ MINH HỌA SỐ 2

I. Phần câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Ở thực vật thủy sinh, cơ quan hấp thụ nước là cơ quan nào?

A. thân và rễ

B. lá và rễ

C. rễ, thân, lá

D. rễ

Câu 2: Động lực của dòng mạch gỗ là

A. lực đẩy (áp suất rễ)

B. lực hút do thoát hơi nước ở lá

C. lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

D. do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy, lực hút và lực liên kết.

Câu 3. Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?

(1) Tạo lực hút đầu trên.

(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.

(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (3) và (4).

B. (1), (2) và (3).

C. (2), (3) và (4).

D. (1), (2) và (4).

Câu 4: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố vi lượng đối với thực vật là:

(1) Thành phần không thể thiếu ở hầu hết các enzim.

(2) Liên kết với các chất hữu cơ tạo thành chất hữu cơ quan trọng trong quá trình trao đổi chất.

(3) Là thành phần của các đại phân tử trong tế bào.

(4) Là thành phần cấu tạo nên ADN.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2).

B. (1), (3)

C. (2), (3).

D. (1), (4).

Câu 5: Vai trò của nguyên tố Phốtpho trong cơ thể thực vật?

A. Là thành phần của tinh bột dự trữ trong củ, hạt.

B. Là thành phần của chất diệp lục Xitôcrôm

C. Là thành phần của Axit nuclêic, ATP.

D. Hoạt hóa Enzim.

Câu 6. Cho nhận định sau: Nitơ tham gia điều tiết các quá trình …(1)… và trạng thái …(2)… của tế bào. Do đó, nitơ ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của …(3)…

(1), (2) và (3) lần lượt là:

A. trao đổi chất, ngậm nước, tế bào thực vật.

B. ngậm nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.

C. trao đổi chất, trương nước, tế bào thực vật.

D. cân bằng nước, trao đổi chất, tế bào thực vật.

Câu 7: Cây xanh có các loại sắc tố nào sau đây làm nhiệm vụ quang hợp?

A. Diệp lục và phicobilin.

B. Diệp lục và antoxian.

C. Carotenoit và diệp lục.

D. Carotenoit và antoxian.

Câu 8. Khi nói về vai trò của quang hợp, mệnh đề nào sau đây là đúng?

(1) Tích lũy năng lượng: cung cấp năng lượng để duy trì sự sống của sinh giới.

(2) Tạo chất hữu cơ: cung cấp nguồn thức ăn cho sinh vật dị dưỡng và là nguồn nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp, chế biến dược phẩm của con người…

(3) Cân bằng nhiệt độ của môi trường: điều hòa nhiệt độ của môi trường.

(4) Điều hoà không khí thông qua việc giải phóng khí ôxi và hấp thụ khí cacbonic.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2) và (4).

B. (1), (3) và (4).

C. (1), (2) và (3).

D. (1), (2), (3) và (4).

Câu 9: Vai trò của sắc tố chính Chlorophyl (diệp lục) là:

A. Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến năng lượng ấy thành dạng năng lượng hóa học.

B. Lọc ánh sáng, bảo vệ clorophyl.

C. Tham gia vào quá trình quang phân li nước và thải 02.

D. Tham gia quá trình quang hợp bằng cách tiếp nhận năng lượng ánh sáng mặt trời và truyền cho clorophyl.

Câu 10: Sơ đồ hấp thụ và truyền năng lượng của hệ sắc tố quang hợp trong quá trình quang hợp:

A. Carotenoit → Diệp lục b → diệp lục a → Diệp lục a tại trung tâm phản ứng

B. Carotenoit → Diệp lục a → diệp lục b → Diệp lục ở tại trung tâm phản ứng

C. Carotenoit → diệp lục a → Diệp lục a tại trung tâm phản ứng → Diệp lục b

D. Carotenoit → Diệp lục a tại trung tâm phản ứng → Diệp lục b → diệp lục a

Câu 11. Về bản chất, pha sáng của quang hợp là

A. quang phân li nước để sử dụng H+, CO2 và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

B. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ADP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

C. quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

D. khử nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng giải phóng O2 vào khí quyển.

Câu 12: Nhóm thực vật C3 được phân bố như thế nào?

A. Sống ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

B. Chỉ sống ở vùng ôn đới.

C. Phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới.

D. Sống ở vùng sa mạc.

Câu 13: Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3 là

A. Ribulozo 1,5 diphotphat.

B. Axit malic.

C. Axit oxalo Axetic (AOA).

D. Axit photpho glixeric.

Câu 14: Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là

A. Rau dền, mía, ngô, kê, cỏ dại.

B. Ngô, kê, khoai, sắn, chanh,

C. Dứa, xương rồng, thanh long.

D. Lúa, khoai, sắn, các loại rau, đậu.

Câu 15: Điểm bão hoà ánh sáng là điểm mà tại đó

A. cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.

B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp.

C. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp.

D. cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp.

Câu 16. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp

A. lớn hơn cường độ hô hấp.

B. cân bằng với cường độ hô hấp.

C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.

D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.

Câu 17: Quá trình quang hợp xảy ra mạnh nhất ở cây xanh dưới tác dụng của bức xạ vùng quang phổ nào. Vì sao?

A. Màu cam; vì bức xạ này kích thích quá trình quang phân ly nước, tạo ATP xảy ra nhanh chóng.

B. Bức xạ đỏ; vì đây là tia giàu năng lượng và dễ gây ra các biến đổi quang hóa nhất.

C. Xanh tím; vì bức xạ này kích thích mạnh nhất đến giai đoạn quang lý.

D. Xanh lục; vì tia sáng này làm cho clorophyl dễ hấp thụ nhất

Câu 18: Khi nói đến các nhân tố ảnh hưởng đến quang hợp. Những phát biểu nào đúng trong có phát biểu sau?

(1) Cường độ ánh sáng tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(2) Cây quang hợp mạnh nhất ở miền ánh sáng đỏ sau đó là miền ánh sáng xanh tím.

(3) Nồng độ CO2 càng tăng thì cường độ quang hợp càng tăng.

(4) Nồng độ CO2 tăng dần đến điểm bão hòa thì cường độ quang hợp tăng dần; từ điểm bão hòa trở đi, nồng độ CO2 tăng thì cường độ quang hợp giảm dần.

(5) Khi nhiệt độ tăng đến nhiệt độ tối ưu thì cường độ quang hợp tăng rất nhanh thường đạt cực đại ở 25 – 35°C rồi sau đó giảm mạnh.

Phương án trả lời đúng là:

A. (1) và (4).

B. (1), (2) và (4).

C. (1), (2), (4) và (5).

D. (1), (2), (3), (4) và (5).

Câu 19: Thực vật có thể xảy ra những kiểu hô hấp nào sau đây?

A. Hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí.

B. Hô hấp hiếu khí và hô hấp nội bào.

C. Hô hấp kị khí

D. Hô hấp kị khí, hô hấp nội bào.

Câu 20: Trong hô hấp nội nào, kết quả phân giải hiếu khí – từ 1 phân tử glucôzơ thường giải phóng được khoảng bao nhiêu phân tử ATP?

Α. 2ΑΤΡ.

B. 36ATP.

C. 38ATP.

D. 34ATP.

Câu 21: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào sau đây?

A. tiêu hoá nội bào.

B. tiêu hoá ngoại bào.

C. tiêu hoá ngoại bào và nội bào.

D. túi tiêu hoá.

Câu 22. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa

A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà có thể hấp thụ được.

B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.

C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.

D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.

Câu 23: Trong hệ tiêu hóa của người, các tuyến tiêu hóa hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa

(1) Tuyến Nước bọt   (2) Tuyến Vị (dạ dày)

(3) Tuyến Ruột           (4) Tuyến gan

(5) Tuyến tụy              (6) Tuyến mồ hôi.

A. (1), (2), (3), (4).

B. (1), (2) và (4).

C. (1), (2), (3), (4) và (5).

D. (1), (2), (3), (4) và (6).

Câu 24: Nhóm loài nào sau đây thuộc động vật ăn cỏ có dạ dày đơn?

A. Ngựa, thỏ.

B. Thỏ, gà, cá, linh dương đầu bò.

C. Trâu, bò, dê, hươu cao cổ.

D. Hổ, sư tử, voi, nai.

Câu 25: Sự tiêu hóa thức ăn ở dạ tổ ong diễn ra như thế nào?

A. thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

B. tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và có

C. hấp thụ bớt nước trong thức ăn

D. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ

Câu 26: Hình thức tiêu hóa ở động vật nhai lại

A. Tiêu hóa cơ học và hóa học.

B. Chỉ tiêu hóa cơ học ở dạ dày.

C. Tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học nhờ vi sinh vật.

D. Tiêu hóa hóa học và sinh học.

Câu 27: Trong các phát biểu sau:

(1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn

(2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học

(3) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển

(4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển

(5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài

(6) Một số loài thú ăn thịt có dạ dày đơn

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Câu 28: Vai trò của tuyến nước bọt trong quá trình tiêu hóa ở người?

A. Giúp bôi trơn, làm mềm thức ăn, có chứa enzim thủy phân tinh bột thành đường, pha loãng các của thức ăn.

B. Tiết dịch vị có chứa HCl và enzim tiêu hóa protein.

C. Sản xuất các enzyme quan trọng đối với tiêu hoá: trypsin và chymotrypsin để tiêu hóa protein amylase tiêu hóa carbohydrate và lipase để phân huỷ chất béo.

D. Dự trữ dịch mật, đổ vào dạ dày để tiêu hóa thức ăn mà chủ yếu là tiêu hóa chất béo.

II. Phần câu hỏi tự luận:

Câu 1: Trình bày cơ sở khoa học của việc trồng cây không cần đất và không cần mặt trời?

Câu 2 : Dựa trên đặc điểm hô hấp của thực vật, hãy nêu cơ sở khoa học của các phương pháp bảo quản nông sản : bảo quản lạnh, bảo quản khô, bảo quản ở nồng độ CO2 cao?

Câu 3 : Phân tích được sự phù hợp giữa cấu tạo với chức năng của ruột non trong quá trình hấp thụ thức ăn?

 

Lời giải chi tiết

I. Phần câu hỏi trắc nghiệm:

Câu 1: Ở thực vật thủy sinh, cơ quan hấp thụ nước là thân và rễ

Đáp án A

Câu 2: Động lực của dòng mạch gỗ là do sự phối hợp của 3 lực: Lực đẩy của rễ, lực hút do thoát hơi nước ở lá và lực liên kết giữa các phần tử nước với nhau và với thành tế bào mạch gỗ.

Đáp án D

Câu 3. Thoát hơi nước có những vai trò (1), (2) và (3).

Đáp án B

Câu 4: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố vi lượng đối với thực vật là: (1), (2).

Đáp án A

Câu 5: Vai trò của nguyên tố Phốtpho trong cơ thể thực vật là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.

Đáp án C

Câu 6. Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất và trạng thái ngậm nước của tế bào và ảnh hưởng đến mức độ hoạt động của tế bào thực vật.

Đáp án A

Câu 7: Carotenoit và diệp lục làm nhiệm vụ quang hợp ở cây xanh

Đáp án C

Câu 8. Khi nói về vai trò của quang hợp, (1), (2), (3) và (4) đều đúng.

Đáp án D

Câu 9: Vai trò của sắc tố chính Chlorophyl (diệp lục) là: Hấp thụ năng lượng ánh sáng mặt trời và biến năng lượng ấy thành dạng năng lượng hóa học.

Đáp án A

Câu 10: Sơ đồ hấp thụ và truyền năng lượng của hệ sắc tố quang hợp trong quá trình quang hợp: Carotenoit → Diệp lục b → diệp lục a → Diệp lục a tại trung tâm phản ứng

Đáp án A

Câu 11. Về bản chất, pha sáng của quang hợp là quang phân li nước để sử dụng H+ và electron cho việc hình thành ATP, NADPH, đồng thời giải phóng O2 vào khí quyển.

Đáp án C

Câu 12: Nhóm thực vật C3 được phân bố rộng rãi trên thế giới, chủ yếu ở vùng ôn đới và á nhiệt đới

Đáp án C

Câu 13: Chất nhận CO2 đầu tiên trong pha tối của nhóm thực vật C3 là Ribulozo 1,5 diphotphat.

Đáp án A

Câu 14: Những cây thuộc nhóm thực vật C3 là Lúa, khoai, sắn, các loại rau, đậu

Đáp án D

Câu 15: Điểm bão hoà ánh sáng là điểm mà tại đó cường độ quang hợp không tăng thêm dù cho cường độ ánh sáng tiếp tục tăng.

Đáp án A

Câu 16. Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp.

Đáp án B

Câu 17: Quá trình quang hợp xảy ra mạnh nhất ở cây xanh dưới tác dụng của bức xạ vùng quang phổ ánh sáng đỏ vì đây là tia giàu năng lượng và dễ gây ra các biến đổi quang hóa nhất.

Đáp án B

Câu 18: Những phát biểu đúng là 1, 2, 4, 5

Đáp án C

Câu 19: Thực vật có thể xảy ra hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí

Đáp án A

Câu 20: Trong hô hấp nội nào, kết quả phân giải hiếu khí – từ 1 phân tử glucôzơ thường giải phóng được 38ATP

Đáp án C

Câu 21: Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hoá nội bào.

Đáp án A

Câu 22. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.

Đáp án C

Câu 23: Trong hệ tiêu hóa của người, các tuyến tiêu hóa là (1), (2), (3), (4) và (5).

Đáp án C

Câu 24: Ngựa, thỏ là động vật ăn cỏ có dạ dày đơn.

Đáp án A

Câu 25: Ở dạ tổ ong, thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại

Đáp án A

Câu 26: Hình thức tiêu hóa ở động vật nhai lại là tiêu hóa cơ học, hóa học và sinh học nhờ vi sinh vật.

Đáp án C

Câu 27: Các phát biểu đúng là 1, 2, 4, 5

Đáp án C

Câu 28: Vai trò của tuyến nước bọt trong quá trình tiêu hóa ở người là Giúp bôi trơn, làm mềm thức ăn, có chứa enzim thủy phân tinh bột thành đường, pha loãng các của thức ăn.

Đáp án C

II. Phần câu hỏi tự luận:

Câu 1:

Trồng cây không cần đất hay còn được biết đến với cách thức rễ cây được nuôi sống dựa trên dung dịch dinh dưỡng, khí canh và thủy canh. Đây là phương pháp cung cấp các dưỡng chất thiết yếu dưới dạng hòa tan trong nước, cả đa, trung và vi lượng trực tiếp cho rể cây mà không cần qua môi trường đất.

Trồng cây không cần mặt trời là cách thức trồng cây được chiếu sáng bằng ánh sáng nhân tạo. Có nhiều lợi ích như ít tốn không gian, kiểm soát thời gian và cường độ chiếu sáng nhằm tăng năng suất, trồng cây trái mùa…

Câu 2 :

Bảo quản nông sản chủ yếu là làm cho nông sản giữ được tình trạng như ban đầu, do vậy cần ngăn cản quá trình hô hấp xảy ra, vì sẽ làm tiêu hao nông sản:

– Bảo quản khô: Nước là một trong những nguyên liệu quan trọng cho quá trình hô hấp, cũng là nguyên liệu quan trọng cho tế bào hoạt động, khi tế bào mất nước, mọi hoạt động sống sẽ bị ngừng lại, do đó khi sấy khô hoặc phơi khô làm mất đi lượng nước có trong nông sản, do đó quá trình hô hấp không xảy ra, giúp bảo quản nông sản.

– Bảo quản lạnh: Muốn hoạt động hô hấp xảy ra cần có sự tham gia của các enzim, bảo quản lạnh làm nhiệt độ của nông sản hạ thấp xuống, khi giảm nhiệt độ, hoạt tính của enzim sẽ giảm đi tùy theo mức độ giảm của nhiệt độ, ức chế hô hấp giúp bảo quản nông sản. Mặt khác, các enzim chuyển hóa của vi sinh vật cũng bị ức chế, làm cho chúng không hoạt động được, không thể phân hủy làm hỏng nông sản.

– Bảo quản nồng độ CO2 cao: Nồng độ CO2 cao ức chế hô hấp nên giúp bảo quản nông sản.

Câu 3 :

+ Ruột non dài 1-2 m, gấp nếp và số lượng lớn lông ruột để tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn từ đó tăng khả năng tiêu hóa 

+ Hệ thống ống tuyến tiêu hóa để tiết enzym và dịch tiêu hóa để biến đổi thức ăn từ chất phức tạp thành chất đơn giản để cơ thể hấp thu

+ Hệ thống mao mạch dày đặc tăng khả năng hấp thu và vận chuyển chất dinh dưỡng