Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị năm học 2021 – 2022 (minh họa)

Đề thi học kì 1 lớp 10 môn Sinh trường THPT Lê Lợi, Quảng Trị năm học 2021 – 2022 (minh họa)

I. Trắc nghiệm

Câu 1: Trong các cấp tổ chức sống dưới đây, cấp nào là lớn nhất?

A. Tế bào

B. Quần xã

C. Quần thể

D. Bào quan

Câu 2: Đặc điểm dinh dưỡng của các sinh vật trong giới nguyên sinh là

A. Sống tự dưỡng

B. Nhân thực

C. Sống kí sinh

D. Sống hoại sinh

Câu 3: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên

A. Lipit, enzyme

B. Prôtêin, vitamin

C. Đại phân tử hữu cơ

D. Glucôzơ, tinh bột, vitamin

Câu 4: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có

A. Nhiệt dung riêng cao

B. Lực gắn kết

C. Nhiệt bay hơi cao

D. Tính phân cực

Câu 5: Một phân tử mỡ bao gồm

A. 1 phân tử glixerol và 1 phân tử axit béo

B. 1 phân tử glixerol và 2 phân tử axit béo

C. 1 phân tử glixerol và 3 phân tử axit béo

D. 3 phân tử glixerol và 3 phân tử axit béo

Câu 6: Cacbohidrat không có chức năng nào sau đây?

A. Nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào và cơ thể

B. Cung cấp năng lượng cho tế bào và cơ thể

C. Vật liệu cấu trúc xây dựng tế bào và cơ thể

D. Điều hòa sinh trưởng cho tế bào và cơ thể

Câu 7: Protein không có chức năng nào sau đây?

A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào

B. Cấu trúc nên enzim, hoocmôn, kháng thể

C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền

D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin

Câu 8: Cho các nhận định sau về protein, nhận định nào đúng?

A. Protein được cấu tạo từ các loại nguyên tố hóa học: C, H, O

B. Protein mất chức năng sinh học khi cấu trúc không gian bị phá vỡ

C. Protein ở người và động vật được tổng hợp bới 20 loại axit amin lấy từ thức ăn

D. Protein đơn giản gồm nhiều chuỗi pôlipeptit với hàng trăm axit amin

Câu 9: Đơn phân của ADN là

A. Nuclêôtit

B. Axit amin

C. Bazơ nitơ

D. Axit béo

Câu 10: Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do

A. Một bazơ nitơ có kích thước lớn liên kết bổ sung với một bazơ nitơ có kích thước nhỏ.

B. Các nucleotit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa phân

C. Các bazơ nitơ giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro

D. Hai bazơ nitơ có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazơ nitơ có kích thước lớn liên kết với nhau

Câu 11: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là.

A. Thành tế bào, màng sinh chất, nhân

B. Thành tế bào, tế bào chất, nhân

C. Màng sinh chất, thành tế bào, vùng nhân

D. Màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân

Câu 12: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là:

A. Giúp vi khuẩn di chuyển

B. Tham gia vào quá trình nhân bào

C. Duy trì hình dạng của tế bào

D. Trao đổi chất với môi trường

Câu 13: Bào quan nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật?

A. Ti thể

B. Trung thể

C. Lục lạp

D. Lizôxôm

Câu 14: Mạng lưới nội chất hạt có chức năng gì?

A. Tổng hợp glucozơ

B. Tổng hợp nuclêic axit

C. Tổng hợp lipit

D. Tổng hợp prôtêin

Câu 15: Trước khi chuyển thành ếch con, nòng nọc phải “cắt” chiếc đuôi của nó. Bào quan đã giúp nó thực hiện việc này là:

A. Lưới nội chất

B. Lizôxôm.

C. Riboxôm.

D. Ty thể

Câu 16: Các tế bào sau đây trong cơ thể người, tế bào có nhiều lưới nội chất hạt nhất là tế bào

A. Hồng cầu

B. Cơ tim

C. Biểu bì

D. Gan

Câu 17: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế :

A. Thẩm thấu

B. Khuyếch tán

C. Chủ động

D. Thụ động

Câu 18: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan

A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào

B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào

C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào

D. Luôn duy trì ổn định nồng độ

Câu 19: Cho các ý sau (với chất A là chất có khả năng khuếch tán qua màng tế bào):

(1) Chênh lệch nồng độ của chất A ở trong và ngoài màng.

(2) Kích thước, hình dạng và đặc tính hóa học của chất A.

(3) Đặc điểm cấu trúc của màng, nhu cầu của tế bào.

(4) Kích thước và hình dạng của tế bào

Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào những điều nào trên đây?

A. (1), (2), (3)

B. (1), (2), (4)

C. (1), (3), (4)

D. (2), (3), (4)

Câu 20: Trong môi trường nhược trương, tế bào có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra là

A. tế bào hồng cầu

B. tế bào nấm men

C. tế bào thực vật

D. tế bào vi khuẩn

Câu 21: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

A. Ađenôzin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

B. Ađenozin, đường đêôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.

C. Adenin, đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

D. Adenin, đường đêôxiribôzơ, 3 nhóm photphat.

Câu 22: Năng lượng trong tế bào thường tồn tại tiềm ẩn và chủ yếu ở dạng

A. Quang năng.

B. Hoá năng.

C. Nhiệt năng.

D. Cơ năng.

Câu 23: Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào?

A. Vận chuyển các chất quá màng sinh chất.

B. Tham gia hầu hết các hoạt động sống của tế bào

C. Tổng hợp nên các chất cần thiết cho tế bào.

D. Sinh công cơ học.

Câu 24: Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính như:

(1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể

(2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào

(3) Vận chuyển các chất qua màng

(4) Sinh công cơ học

Những phát biểu đúng là:

A. (1), (2)

B. (1), (3)

C. (1), (2), (3)

D. (2), (3), (4)

Câu 25: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là:

A. Enzyme là một chất xúc tác sinh học

B. Enzyme được cấu tạo từ các đisaccrit

C. Enzyme sẽ lại biến đổi khi tham gia vào phản ứng

D. Ở động vật, enzyme do các tuyến nội tiết tiết ra

Câu 26: Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein?

A. amilaza

B. saccaraza

C. pepsin

D. mantaza

Câu 27: Sơ đồ sau đây mô tả con đường chuyển hoá giả định, mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Phân tích sơ đồ để rút ra kết luận, nếu nồng độ chất G & N tăng lên quá giới hạn cho phép thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên 1 cách bất thường?

A. Chất B

B. Chất I

C. Chất H

D. Chất A

Câu 28: Giả sử có 1 phản ứng được xúc tác bởi 1 loại enzim. Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây?

A. Tăng nồng độ enzim

B. Giảm nồng độ cơ chất

C. Giảm nhiệt độ của môi trường

D. Thay đổi độ pH của môi trường.

II. Tự luận

Câu 1: Ý nghĩa của cấu trúc màng trong kiểu răng lược của ti thể?

Câu 2. Bằng kiến thức học sinh em hãy giải thích câu tục ngữ “ăn kỹ no lâu”.

Câu 3. Tại sao khi làm mứt các loại quả, củ,… Trước khi rim đường người ta thường luộc qua nước sôi?

 

Lời giải chi tiết

Câu 1: Quần xã là cấp tổ chức sống lớn nhất

Đáp án B

Câu 2: Giới Nguyên sinh sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng

Chú ý: Nếu câu hỏi chỉ hỏi đặc điểm thì B là đáp án đúng nhất. Câu hỏi là về đặc điểm dinh dưỡng nên tạm chọn A, mặc dù đáp án này không quá thỏa đáng.

Đáp án A

Câu 3: Phần lớn các nguyên tố đa lượng cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ

Đáp án C

Câu 4: Nước là dung môi hoà tan nhiều chất trong cơ thể sống vì chúng có tính phân cực

Đáp án D

Câu 5: Một phân tử mỡ bao gồm 1 phân tử glixerol và 3 phân tử axit béo

Đáp án C

Câu 6: Cacbohidrat không có chức năng D

Đáp án D

Câu 7: Protein không có chức năng C

Đáp án C

Câu 8: Nhận định đúng là B

Prôtêin chỉ thực hiện được chức năng ở cấu trúc không gian (cấu trúc bậc 3 hoặc bậc 4).

Khi cấu trúc không gian 3 chiều (protein ở dạng bậc 3 hoặc bậc 4) bị phá vỡ (do nhiệt độ, pH….) thì làm cho chúng mất đi chức năng sinh học

Đáp án B

Câu 9: Đơn phân của ADN là nuclêôtit

Đáp án A

Câu 10: Cấu trúc không gian của phân tử ADN có đường kính không đổi do một bazơ nitơ có kích thước lớn liên kết bổ sung với một bazơ nitơ có kích thước nhỏ

Đáp án A

Câu 11: Cấu tạo chung của tế bào nhân sơ bao gồm 3 thành phần chính là màng tế bào, chất tế bào, vùng nhân.

Đáp án D

Câu 12: Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là: duy trì hình dạng của tế bào

Đáp án C

Câu 13: Lục lạp chỉ có ở tế bào thực vật

Đáp án C

Câu 14: Mạng lưới nội chất hạt có chức năng tổng hợp prôtêin

Đáp án D

Câu 15: Lizôxôm giúp nòng nọc “cắt” đi chiếc đuôi của nó

Đáp án B

Câu 16: Tế bào gan có nhiều lưới nội chất hạt

Đáp án D

Câu 17: Vận chuyển chất qua màng từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao là cơ chế vận chuyển chủ động.

Đáp án C

Câu 18: Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan bằng nồng độ chất tan trong tế bào

Đáp án B

Câu 19: Tốc độ khuếch tán của chất A phụ thuộc vào (1), (2), (3)

Đáp án A

Câu 20: Trong môi trường nhược trương, tế bào hồng cầu có nhiều khả năng sẽ bị vỡ ra vì không có thành tế bào bảo vệ.

Đáp án A

Câu 21: ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là 1 bazơnitơ adenin, 1 đường ribôzơ, 3 nhóm photphat.

Đáp án C

Câu 22: Năng lượng trong tế bào thường tồn tại tiềm ẩn và chủ yếu ở dạng hoá năng

Đáp án B

Câu 23: ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào vì nó có khả năng sinh năng lượng tham gia vào hầu hết các hoạt động sống của tế bào

Đáp án B

Câu 24: Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc chính là (2), (3), (4)

Đáp án D

Câu 25: A đùng

Đáp án A

Câu 26: Enzim pepsin tham gia xúc tác quá trình phân giải protein

Đáp án C

Câu 27: G và N tăng quá giới hạn → ức chế ngược, H tăng → C tăng → B tăng → I tăng

Đáp án B

Câu 28: Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên trong trường hợp tăng nồng độ enzim.

Đáp án A

II. Tự luận

Câu 1: Ý nghĩa của cấu trúc màng trong kiểu răng lược của ti thể

Màng trong của ti thể ăn sâu vào khoang ti thể tạo thành các mào kiểu răng lược, cấu trúc này làm tăng diện tích của màng. Diện tích màng trong lớn sẽ làm tăng diện tích tiếp xúc giữa các mào, tăng lượng enzim, tăng hiệu quả và tốc độ hô hấp.

Câu 2.

– Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiền nát thành các mảnh nhỏ giúp nhào trộn thức ăn thấm đều dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

– Hoạt động nhai tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza trong nước bọt chuyển hóa tinh bột thành đường.

– Hoạt động tiêu hóa có hiệu quả sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn → no lâu hơn

Câu 3.

Trước khi dim đường người ta thường luộc qua nước sôi để làm chết các tế bào ở lớp ngoài của củ quả, để khi ướp đường, các tế bào đã chết thì không còn khả năng trao đổi chất, ngăn cản nước từ bên trong tế bào đi ra bên ngoài, làm cho mứt bị quắt lại, trở nên dai và không còn đẹp nữa.