Đề thi giữa kì 1 năm 2021 – 2022 THCS Phước Nguyên, Thành phố Bà Rịa lớp 7 môn Sinh

Đề thi giữa kì 1 năm 2021 – 2022 THCS Phước Nguyên, Thành phố Bà Rịa lớp 7 môn Sinh

I. TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm) Chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau:

Câu 1. Khi gặp điều kiện sống không thuận lợi, Động vật nguyên sinh

A. nằm im bất động

B. kết bào xác

C. sẽ dồn vào một chỗ

D. sẽ chết

Câu 2. Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua con đường nào?

A. Đường bài tiết

B. Đường hô hấp

C. Đường tiêu hóa

D. Qua da

Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng về động vật nguyên sinh ?

A. Không có khả năng sinh sản vô tính

B. Kích thước hiển vi

C. Cấu tạo đơn bào

D. Sống trong nước, đất ẩm, cơ thể sinh vật

Câu 4. Trong các biện pháp sau, biện pháp nào giúp chúng ta phòng tránh bệnh kiết lị?

A. Mắc màn khi đi ngủ

B. Ăn uống hợp vệ sinh

C. Đậy kín các dụng cụ chứa nước

D. Diệt bọ gậy

Câu 5. Trùng roi xanh dinh dưỡng bằng hình thức nào?

A. Dị dưỡng

B. Tự dưỡng

C. Kí sinh

D. Tự dưỡng và dị dưỡng

Câu 6. Thủy tức di chuyển bằng cách

A. bò như kiểu sâu đo

B. lộn đầu bơi trong nước

C. phối hợp các tua miệng

D. khi thì bò như sâu đo, lúc thì lộn đầu

Câu 7. Hóa thạch của loài ruột khoang nào sau đây là vật chỉ thị cho địa tầng trong nghiên cứu địa chất?

A. Thủy tức

B. San hô

C. Hải quỳ

D. Sứa

Câu 8. Loài ruột khoang không di chuyển?

A. Sứa

B. Thủy tức

C. Hải quỳ

D. San hô và hải quỳ

Câu 9. Lợn gạo mang ấu trùng

A. sán dây

B. sán lá máu

C. sán bã trầu

D. sán lá gan

Câu 10: Giun móc câu xâm nhập cơ thể qua

A. đường tiêu hóa

B. đường hô hấp

C. da bàn chân

D. đường máu

Câu 11. Giun kim sống kí sinh ở đâu trong cơ thể?

A. Ruột già

B. Gan, mật

C. Ruột non

D. Máu

Câu 12. Khi mưa to, ngập nước, giun đất thường bò lên mặt đất là để

A. kiểm ăn

B. hô hấp

C. trú ẩn

D. sinh sản

II. TỰ LUẬN : (7.0 điểm)

Câu 1. (2.0 điểm) So sánh Trùng biến hình và Trùng roi xanh

Câu 2. (2.0 điểm) Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?

Câu 3. (1.0 điểm) Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi ?

Câu 4. (2.0 điểm) Để phòng chống bệnh giun sán kí sinh chúng ta cần làm gì cho người và gia súc ?

 

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm (3 điểm)

Câu 1. Khi gặp điều kiện sống không thuận lợi, Động vật nguyên sinh kết bào xác

Đáp án B

Câu 2. Bào xác của trùng kiết lị xâm nhập vào cơ thể người thông qua đường tiêu hóa (ăn uống).

Đáp án C

Câu 3. A sai, động vật nguyên sinh có khả năng sinh sản vô tính (phân đôi, nảy chồi).

Đáp án A

Câu 4. Ăn uống hợp vệ sinh giúp chúng ta phòng tránh bệnh kiết lị

Đáp án B

Câu 5. Trùng roi xanh có thể tự dưỡng và dị dưỡng tùy điều kiện

Đáp án D

Câu 6. Thủy tức di chuyển bằng 2 cách, khi thì bò như sâu đo, lúc thì lộn đầu

Đáp án D

Câu 7. Hóa thạch của san hô là vật chỉ thị cho địa tầng trong nghiên cứu địa chất

Đáp án B

Câu 8. San hô và hải quỳ không di chuyển

Đáp án D

Câu 9. Lợn gạo mang ấu trùng sán dây.

Đáp án A

Câu 10. Giun móc câu xâm nhập cơ thể qua da bàn chân

Đáp án C

Câu 11. Giun kim sống kí sinh ở ruột già

Đáp án A

Câu 12. Khi mưa to, ngập nước, giun đất thường bò lên mặt đất là để hô hấp do chúng hô hấp qua da, không hô hấp được trong nước.

Đáp án B

II. Tự luận (7.0 điểm)

Câu 1.( 2.0 điểm) So sánh Trùng biến hình và Trùng roi xanh

Điểm giống:

– Cơ thể chỉ gồm một tế bào

– Đều sống trong môi trường nước

– Đều có thể sinh sản vô tính bằng cách tự phân đội

Điểm khác:

Trùng biến hìnhTrùng roi xanh
Hình dạng cơ thể luôn thay đổiCơ thể có dạng hình thoi ổn định
Không có roi bơiCó roi bơi
Không có chứa diệp lụcCó chứa chất diệp lục
Di chuyển trong nước nhờ chân giảDi chuyển trong nước bằng roi bơi
Sống dị dưỡngVừa dị dưỡng vừa tự dưỡng
Sinh sản bằng cách phân đôi theo bất kì chiều nào của cơ thểSinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều dọc

Câu 2 (2 điểm) Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt

– Làm tơi, xốp đất, tạo điều cho không khí thấm vào đất.

– Làm tăng độ màu mỡ và phì nhiêu cho đất: do phân và bài tiết của giun thải ra.

– Giun đất làm thức ăn cho gia súc.

– Giun đất t lí các chất thải hữu cơ (giun đất làm sạch bùn thải)

Câu 3. (1.0 điểm) Sự khác nhau giữa san hô và thủy tức trong sinh sản vô tính mọc chồi

San hô sinh sản vô tính bằng cách mọc chồi giống như thủy tức, chỉ khác ở điểm là:

– Ở thủy tức khi chồi đã trưởng thành thì tách khỏi cơ thể mẹ để phát triển độc lập

– Ở san hô chồi cứ tiếp tục dính liền với cơ thể mẹ và phát triển thành một tập đoàn.

Câu 4. (2.0 điểm) Phòng chống bệnh giun sán kí sinh

– Giữ gìn vệ sinh cá nhân: Tắm rửa sạch sẽ, giặt giũ quần áo, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, lao động có dụng cụ bảo vệ.

– Ăn chín uống sôi, ăn chín uống sôi

– Uống thuốc tẩy giun định kì (6 tháng/ lần) hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ

* Đối với gia súc cần giữ gìn vệ sinh chuồng trại, ăn thức ăn được nấu chín hoặc thức ăn đã được diệt trứng giun

– Quản lí tốt nguồn phân, trả trứng phát tán ra môi trường.

– Diệt vật chủ trung gian truyền bệnh