Đề kiểm tra học kỳ 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 Phòng GD&ĐT Giao Thủy

Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm.

Câu 1. Xét về cấu tạo, câu in đậm trong đoạn văn sau thuộc kiểu câu nào?

“Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát.”(Lê Minh Khuê)

A. Câu đơn.

B. Câu ghép.

C. Câu rút gọn.

D. Câu đặc biệt.

Câu 2. Trong các trường hợp sau đây, từ “chân” nào được dùng theo nghĩa gốc?

A. Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân. (Chế Lan Viên)

B. Chân nhang lấm láp tro tàn. (Nguyễn Duy)

C. Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân. (Ca dao)

D. Cho đành lòng kẻ chân mây cuối trời. (Nguyễn Du)

Câu 3. Tổ hợp từ nào dưới đây là tục ngữ

A. Không có lửa làm sao có khói.

B. Cưỡi ngựa xem hoa.

C. Cây nhà lá vườn.

D. Đi hỏi giả, về nhà hỏi trẻ.

Câu 4. Câu văn sau đây sử dụng biện pháp tu từ nào?

*…Một mảng trời xanh như trời hệ bừng lên, và lúc đó, nhìn qua ô cửa sổ, cảnh rừng bên kia sông với chiếc cối xay gió nhỏ xíu phía chân trời nom đúng là một bức tranh sơn thủy hữu tình. ” (Sôlôkhốp)

A. Nhân hóa.

B. So sánh.

C. Điệp ngữ.

D. Ẩn dụ

Câu 5. Trong các câu văn sau, cậu nào có chứa khởi ngữ?

A. Bên kia những hàng cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông Hồng một màu đỏ nhạt, mặt sông như rộng thêm ra. (Nguyễn Minh Châu)

B. Những nghệ sĩ lớn đem tới được cho cả thời đại họ một cách sống của tâm hồn. (Nguyễn Đình Thi)

C. Còn về diện mạo tôi, nó không đến nỗi đen cháy như các bạn có thể nghĩ về một kẻ chẳng quan tâm tỉ gì đến da dẻ của mình … (Đ. Đi Phô)

D. Đất rơi lộp bộp, tan đi âm thầm trong những bụi cây. (Lê Minh Khuê)

Câu 6. Câu văn sau đây có chứa thành phần biệt lập nào?

Anh không bao giờ quên chào hỏi thân mật hoặc nói lời vui vẻ và ngồi xuống chuyện trò lâu với chúng (mà anh gọi là “tầm phào”), điều mà cả anh và chúng đều thích thú. (G. Lân-đơn)

A. Thành phần phụ chú.

B. Thành phần tỉnh thái.

C. Thành phần cảm thán.

D. Thành phần gọi đáp.

Câu 7. Đoạn văn sau đây sử dụng phép liên kết nào?

Thay vì là hành khách, hãy trở thành người cầm lái. Thay vì bị động “xuôi theo chiều gió”, hãy chủ động bẻ lái cánh buồm. Thay vì là nạn nhân, hãy trở thành “Người kiến tạo”. Thay vì bị mắc kẹt trong quá khứ, hãy sử dụng trí tưởng tượng và hưởng đến tương lai. (S. Covey)

A. Phép thế.

B. Phép nối.

C. Phép lặp.

D. Phép trái nghĩa.

Câu 8. Cách trả lời nào cho câu hỏi sau có chứa hàm ý? Cậu thấy giọng hát của cô ấy thế nào?

A. Cô ấy hát không hay.

B. Cô ấy có mái tóc rất đẹp.

C. Cô ấy có giọng hát rất cuốn hút người nghe.

D. Cô ấy có giọng hát rất truyền cảm.

Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Con gái tôi rất thích cầu vồng. Con bé có thói quen xếp bút chì màu thành hàng theo thứ tự bảy sắc cầu vồng và chọn quần áo theo màu cầu vồng. Khi được hỏi về màu sắc yêu thích nhất, con bé sẽ trả lời: “Con thích màu cầu vồng”. Con tôi thường vẽ những chiếc cầu vồng không màu trên bờ cát của bãi biển và dùng phấn màu vẽ cầu vồng trên sân nhà.

– Tại sao con thích cầu vồng quả vậy?

– Tôi hỏi cô con gái năm tuổi của mình.

– Vì luôn có điều gì đó đặc biệt phía cuối cầu vồng đó mẹ – Con bé trả lời. (…)

Vài tuần sau đó, con gái tôi lên cơn co giật vì sốt cao. Tôi cảm thấy bất lực khi nhìn cơ thể nhỏ bé của con bị những cơn co giật hành hạ. Tôi vội gọi cấp cứu đưa con bé đến bệnh viện và thoảng nghĩ đến tình huống xấu nhất.

Tuy đã qua cơn nguy kịch, con bé vẫn nằm bất động trên giường bệnh. Mỗi giờ trôi qua, niềm hi vọng rằng con sẽ khoẻ lên trong tôi mờ nhạt dần. Cuối cùng các bác sĩ quyết định chuyển con bé sang bệnh viện lớn hơn. Khi các nhân viên y tế chuẩn bị đưa con lên băng ca để chuyển đi thì điều kì diệu đã xảy ra. Con bé tỉnh dậy. Tôi ôm con bé vào lòng. Con bé nhìn tôi và nói: “Mẹ ơi, mẹ có tin vào cầu vồng không?”

– Tất nhiên là mẹ tin – Tôi vừa nói vừa vuốt tóc con.

– Lúc bị bệnh, con đã đi trên một chiếc cầu vồng để đến với mẹ. Mẹ có nhớ con hay nói luôn có điều gì đó đặc biệt ở cuối cầu vồng không? – Con bé mơ màng nói.

– Mẹ nhớ chứ

…Mùa hè năm đó, sau một cơn bão lớn, hai chiếc cầu vồng xuất hiện bắc ngang qua hồ nước sau nhà chúng tôi. Con gái tôi ngẩn người ra nhìn kì quan thiên nhiên đang trải ra trước mắt rồi reo lên: “Mẹ ơi, cầu vồng là có thật”.

– Mẹ cứ tưởng con biết cầu vồng là có thật từ lâu rồi chứ

– Trước đó con chỉ thấy cầu vồng qua tranh ảnh, chứ chưa thấy cầu vồng thật bao giờ. Rồi con bé nhìn tôi cười khúc khích: “Đâu phải cứ nhìn thấy cầu vồng thì mới có quyền hi vọng đâu mẹ”.

(Theo Còn sống còn yêu thương. NXB Tổng hợp Tp HCM, 2019. tr.202-204)

Câu 1. (0,5 điểm) Em bé đã nói với người mẹ điều gì ngay khi vừa tỉnh dậy sau trận ốm?

Câu 2. (0,5 điểm) Theo em, hình ảnh cầu vồng trong văn bản tượng trưng cho điều gì?

Câu 3. (1,0 điểm) Từ câu chuyện, hãy rút ra một thông điệp mà em tâm đắc nhất. Lý giải tại sao?

Phần III. Tập làm văn (6,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 13 đến 15 câu) bàn về ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống.

Câu 2. (4,5 điểm) Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. (Ngữ văn 9, tập hai, trang 70).