Đề kiểm tra học kỳ 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 Phòng GD&ĐT Hải Hậu Nam Định

Phần I. Tiếng Việt (2,0 điểm)

Hãy chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào bài làm

Câu 1. Trong các dòng sau, dòng nào nói đúng phương châm về chất

A. Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác.

B. Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề

C. Khi giao tiếp, dừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực.

D. Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh cách nói mơ hồ.

Câu 2. Hãy điền vào lượt lời của Trung trong đoạn hội thoại sau một câu có hàm ý từ chối

Quân: Ngày mai bạn học nhóm cùng tớ nhé!

Trung:

A. Ừ, 8 giờ chúng mình cùng học.

B. Tiếc quá, mai mình về quê ngoại rồi.

C. Tớ rất thích học nhóm với bạn.

D. Mình không học nhóm cùng bạn được.

Câu 3. Các câu trong đoạn văn sau đây liên kết với nhau bằng những phép liên kết nào? “Sự im lặng từ sáng đến giờ không bình thường. Cái không bình thường đó đang đến Tiếng máy bay trinh sát rè rè. (Lê Minh Khuê)

A. Phép thế, phép trái nghĩa.

B. Phép nối, phép liên tưởng,

C. Phép lặp, phép nối.

D. Phép thế, phép lặp.

Câu 4. Phần in đậm trong câu văn sau là thành phần biệt lập gì?

“Ngẫm ra thì tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi.” (Tô Hoài)

A. Thành phần tình thái;

B. Thành phần cảm thán,

C. Thành phần phụ chú;

D. Thành phần gọi – đáp.

Câu 5. Tìm câu có thành phần khởi ngữ.

A. Nhà, bà ấy có hàng dãy ở khắp các phố. (Nguyễn Công Hoan)

B. Tôi nghĩ bụng: Đã gọi là hi vọng thì không thể nói đâu là thực, đâu là hư. (Lỗ Tấn)

C. Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm. (Nam Cao)

D. Có người cho rằng: Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời cổ đại. (Thái An)

Câu 6. Phần in đậm trong câu văn sau dùng để làm gi

Họa sĩ nghĩ thầm: “Khách tới bất ngờ, chắc cu cậu chưa kịp quét tước dọn dẹp, chưa kịp gấp chăn chẳng hạn”. (Nguyễn Thành Long)

A. Nhắc lại nguyên văn lời nói của ông họa sĩ với anh thanh niên.

B. Nhắc lại nguyên văn ý nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên.

C. Thuật lại lời nói của ông họa sĩ với anh thanh niên.

D. Thuật lại ý nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên.

Câu 7. Trong các câu văn sau, câu nào là câu ghép?

A. Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được.

B. Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại.

C. Nghệ thuật nói nhiều với tư tưởng nữa, nghệ thuật không thể nào thiếu tư tưởng.

D. Trên nền tảng cuộc sống của xã hội, nghệ thuật xây dựng đời sống tâm hồn cho xã hội.

Câu 8. Từ “lửa” trong câu thơ nào dùng với nghĩa chuyển

A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. (Huy Cận)

B. Trong đêm tối, tim ta làm ngọn lửa. (Tổ Hữu)

C. Một bếp lưu chờn vờn sương sớm. (Băng Việt)

D. Điện giật, dài đầm, đao cắt, liu rung (Tổ Hữu)

Phần II. Đọc – hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc văn bản sau:

(…) Nếu cho rằng hạnh phúc chính là cảm xúc được thỏa mãn khi được hưởng thụ, thì ngay trong giây phút hiện tại này ta cũng đang nắm trong tay vô số điều kiện mà nhờ có nó ta mới tồn tại một cách vững vàng, vậy tại sao ta lại cho rằng mình chưa có hạnh phúc? Một đôi mắt sáng để nhìn thấy cảnh vật và những người thân yêu, một công việc ổn định vừa mang lại thu nhập kinh tế vừa giúp ta thể hiện được tài năng, một gia đình chan chứa tình thương giúp ta có điểm tựa vững chắc, một vốn kiến thức đủ để ta mở rộng tầm nhìn ra thế giới bao la, một tấm lòng bao dung để ta có thể gần gũi và chấp nhận được rất nhiều người. Đó không phải là điều kiện của hạnh phúc thì là gì? Chỉ cần nhìn sâu một chút ta sẽ thấy mình đang sở hữu rất nhiều thứ, nhiều hơn mình tưởng. Vì thế, dừng vi một vài điều chưa toại nguyện mà ta vội than trời trách đất rằng mình là kẻ bất hạnh nhất trên đời. Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viện, một người đang cổ ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tắc, thì ta sẽ biết hạnh phúc là như thế nào (…). Cho nên, không có thứ hạnh phúc nào đặc biệt ở tương lai dấu, ta đừng mất công tìm kiếm. Có chăng nó cũng chỉ là những trạng thái cảm xúc khác nhau mà thôi. Mà cảm xúc thì chỉ có nghiền chứ có bao giờ đủ!

(Hạnh phúc, trích Hiểu về trái tim – Minh Niệm, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1. (0,5 điểm) Theo tác giả, những điều kiện nào mang lại hạnh phúc cho con người?

Câu 2. (0,75 điểm) Việc tác giả đưa ra dẫn chứng: “Hãy nhìn một người đang nằm hấp hối trong bệnh viên, một người đang cố ngoi lên từ trận động đất, một người suýt mất đi người thân trong gang tấc, thì ta sẽ biết hạnh phúc là như thế nào” có tác dụng gì?

Câu 3. (0,75 điểm) Văn bản gửi đến chúng ta những thông điệp nào của cuộc sống?

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1. (1,5 điểm) Từ nội dung văn bản phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 – 15 câu) suy nghĩ về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày để mang lại niềm hạnh phúc cho bản thân và mọi người.

Câu 2. (4,5 điểm) Phân tích niềm tâm sự của nhân vật trữ tình trong đoạn thơ sau:

“Từ hồi về thành phố

quen ảnh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường

Thỉnh linh đèn diện tắt

phòng buyn-đinh tối om

vội bật tung cửa số

đột ngột vầng trăng tròn

Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng là bể

như là sông là rừng

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chỉ người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.”

(Trích “Ánh trăng”, Nguyễn Duy, SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục)

Từ đó rút ra thông điệp của bài thơ “Ánh trăng” và nêu lên trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với thông điệp mà bài thơ đặt ra.