Đề kiểm tra học kỳ 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó hay hoàn toàn bị ngã gục? Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó.

Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chi đơn giản là học từ người khác, tìm hiểu xem những người đi trước đã đối phó với khó khăn tương tự như thế nào giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho mình. Những tấm gương về những con người đầy nghị lực và giàu lòng quả cảm, cỏ khả năng trụ vững sau bao cơn giông tổ của cuộc đời luôn là tâm điểm cho chúng ta noi theo. Đó là nghị lực của Walt Disney trong việc thực hiện ước mơ của mình sau năm lần phá sản. Bất chấp số phận, nhà văn Helen Keller đã không cam chịu để người đời thương hại. Ngược lại, bà đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, trở thành tấm gương sáng cho hàng triệu người.

(Trích Giữ vững niềm tin – Điều kì diệu của thái độ sống. Mac Anderson, NXB Tổng hợp TPHCM)

Câu 1 (1.0 điểm): Đoạn trích đã kể ra những tấm gương nào về lòng dũng cảm và nghị lực sống vượt lên trên số phận?

Câu 2 (1.0 điểm): Theo tác giả, điều gì cần thiết giúp cho con người vượt qua được những trắc trở của cuộc sống?

Câu 3 (1.0 điểm): Chỉ ra một phép liên kết câu và từ ngữ liên kết trong đoạn văn sau: “Bất chấp số phận, nhà văn Helen Keller đã không cam chịu để người đời thương hại. Ngược lại, bà đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, trở thành tấm gương sáng cho hàng triệu người.

Câu 4 (1.0 điểm): Bài học ý nghĩa nhất cho bản thân mà anh/chị rút ra từ đoạn trích trên là gì? Vì sao?

II. LÀM VĂN (6.0 điểm)

Cảm nhận đoạn thơ sau:

            “Người đồng mình thương lắm con ơi

            Cao đo nỗi buồn

            Xa nuôi chi lớn

            Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn

            Sống trên đả không chê đã gập ghềnh

            Sống trong thung không chế thung nghèo đói

            Sống như sông như suối

            Lên thác xuống ghềnh

            Không lo cực nhọc

            Người đồng mình thô sơ da thịt

            Chẳng mấy ai nhỏ bé đầu con

            Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương

            Còn quê hương thì làm phong tục

            Con ơi tuy thô sơ da thịt

            Lên đường

            Không bao giờ nhỏ bé được

            Nghe con.”

(Trích Nói với con – Y Phương, SGK Ngữ Văn 9, Tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam)