Chuẩn bị: một số nguồn điện (pin) 1,5 V; 3 V; 4,5 V; biến trở; ampe kế; vôn kế; bóng đèn 1,5 V

Chuẩn bị: một số nguồn điện (pin) 1,5 V; 3 V; 4,5 V; biến trở; ampe kế; vôn kế; bóng đèn 1,5 V; công tắc và dây nối.

Tiến hành:

– Lắp mạch điện như Hình 24.2, đóng công tắc, giữ nguyên vị trí con chạy của biến trở.Chuẩn bị: một số nguồn điện (pin) 1,5 V; 3 V; 4,5 V; biến trở; ampe kế

– Lần lượt thay các nguồn điện có ghi các giá trị hiệu điện thế khác nhau (1,5 V; 3 V; 4,5 V).

– Đọc giá trị hiệu điện thế trên vôn kế.

– Quan sát và ghi số chỉ trên ampe kế.

– So sánh số chỉ trên ampe kế khi lần lượt lắp các nguồn điện 1,5 V; 3 V; 4,5 V vào mạch điện. Từ đó rút ra nhận xét về khả năng sinh ra dòng điện của từng nguồn điện nêu trên.

Trả lời câu hỏi: Số chỉ trên vôn kế có bằng giá trị ghi trên nguồn điện không? Tại sao?

Trả lời:

– Số chỉ ampe kế khi mắc nguồn điện 1,5 V nhỏ hơn số chỉ ampe kế khi mắc nguồn điện 3 V nhỏ hơn số chỉ ampe kế khi mắc nguồn điện 4,5 V.

– Nhận xét: Nguồn điện có số vôn càng lớn thì khả năng sinh ra dòng điện càng lớn.

Trả lời câu hỏi: Số chỉ trên vôn kế có bằng giá trị hiệu điện thế ghi trên nguồn điện vì hai chốt của vôn kế được mắc trực tiếp với hai cực của nguồn điện để đo hiệu điện thế của nguồn điện.