SBT – Bài 3. Sử dụng kính lúp

3.1. Kính lúp đơn giản

A. Gồm một tấm kính lồi (dày ở giữa, mỏng ở viền)

B. Gồm một tấm kính lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền)

C. Gồm một tấm kính một mặt phẳng, một mặt lõm (mỏng ở giữa, dày ở mép viền)

D. Gồm một tấm kính hai mặt phẳng đều nhau

Lời giải

Cấu tạo kính lúp: một tấm kính có phần rìa mỏng hơn phần giữa, thường được bảo vệ bởi một khung và có tay cầm.

Đáp án: A

3.2. Công việc nào dưới đây không phù hợp với việc sử dụng kính lúp?

A. Người già đọc sách.

B. Sửa chữa đồng hồ.

C. Khâu vá.

D. Quan sát một vật ở rất xa.

Lời giải

Kính lúp có khả năng phóng to ảnh các vật quan sát khoảng từ 3 đến 20 lần, phục vụ cho học tập, nghiên cứu khoa học, các hoạt động trong đời sống như soi mẫu vải, sửa chữa đồng hồ,…

Đáp án: D

3.3. Sử dụng kính lúp có thể phóng to ảnh lên tới

A. 20 lần.

B. 200 lần.

C. 500 lần.

D. 1000 lần.

Lời giải

Kính lúp có khả năng phóng to ảnh các vật quan sát khoảng từ 3 đến 20 lần.

Đáp án: A

3.4. Tại sao cần phải bảo quản kính lúp như lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm và sử dụng nước rửa kính chuyên dụng (nếu có).

Lời giải

Để sử dụng kính lúp tốt nhất, ta nên giữ cho kính lúp luôn trong suốt, tránh trầy xước, nếu không sẽ làm giảm hiệu suất sử dụng của kính, đẫn đến quan sát hình ảnh không rõ.

Các biện pháp bảo quản kính lúp đơn giản:

+ Lau chùi, vệ sinh kính thường xuyên bằng khăn mềm.

+ Sử dụng nước sạch hoặc nước rửa kính lúp chuyên dụng (nếu có).

+ Không để mặt kính lúp tiếp xúc với các vật nhám, bẩn, sắc nhọn.

3.5. Dùng kính lúp quan sát và vẽ lại vân ngón tay trỏ của em.

Lời giải

Cách sử dụng kính lúp quan sát vân ngón tay trỏ:

+ Đặt kính lúp gần sát vật ngón tay, mắt nhìn vào mặt kính.

+ Từ từ dịch kính ra xa ngón tay, cho đến khi nhìn thấy vân ngón tay rõ nét.

Ví dụ một mẫu vẽ: