Lý thuyết Phân biệt động vật với thực vật, đặc điểm chung của động vật

1. Phân biệt động vật với thực vật

– Các đặc trưng của giới Động vật và Thực vật được biểu hiện trong: cấu tạo, dinh dưỡng, cách di chuyển và phản xạ.

– Giống nhau:

+ Đều có cấu tạo tế bào

+ Đều có khả năng lớn lên và sinh sản

–  Khác nhau:

Đặc điểm

Đặc điểm dinh dưỡng

Khả năng di chuyển

Thành tế bào

Hệ thần kinh và giác quan

Thực vật

Có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ cho cơ thể

Không có khả năng di chuyển

Có thành tế bào xellulose

Không có hệ thần kinh và giác quan

Động vật

Không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ mà sử dụng chất hữu cơ có sẵn

Có khả năng di chuyển

Không có thành tế bào xellulose

Có hệ thần kinh và giác quan

2. Đặc điểm chung của động vật

– Có khả năng di chuyển

– Có hệ thần kinh và giác quan

– Dị dưỡng (khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn)

3. Sơ lược phân chia giới động vật

– Giới động vật được chia làm 20 ngành chủ yếu xếp vào 2 nhóm: động vật có xương sống và động vật không có xương sống.

– Động vật không xương sống:

+ Ngành động vật nguyên sinh

+ Ngành Ruột khoang

+ Các ngành giun: giun dẹp, giun tròn, giun đốt

+ Ngành thân mềm

+ Ngành chân khớp:

– Động vật có xương sống:

5. Vai trò của động vật

Động vật không chỉ có vai trò quan trọng trong thiên nhiên mà còn cả đối với đời sống con người.

Đa số động vật là có lợi cho con người. Tuy nhiên, còn một số động vật lại gây hại.

– Cung cấp nguyên liệu cho con người:

+ Thực phẩm: bò, lợn, gà, dê, cừu …

+ Lông: cừu, gà, ngỗng …

+ Da: bò, trâu …

– Động vật làm thí nghiệm:

+ Học tập và nghiên cứu khoa học: giun, ếch, cá …

+ Thử nghiệm thuốc: chuột bạch …

– Động vật hỗ trợ cho người:

+ Lao động: trâu, bò …

+ Giải trí: cá voi, khỉ …

+ Thể thao: ngựa …

+ Bảo vệ an ninh: chó …

– Động vật có hại:

+ Gây bệnh cho người, động vật, thực vật

+ Trung gian truyền bệnh sang người: bọ, muỗi …

Subscribe
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận