Giải đề thi giữa kì 2 lớp 11 môn Sinh 2022 THPT Hướng Hóa

Đề bài

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (28 câu: 7,0 điểm)

Câu 1: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

A. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài.

B. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

C. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.

Câu 2: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào:

A. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.

B. Bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương.

C. Không bị kích thích, phía trong màng mang điện âm và ngoài màng mang điện dương

D. Bị kích thích, phía trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm.

Câu 3: Điều kiện hóa đáp ứng là hình thành mối quan hệ mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích

A. đồng thời.

B. rời rạc.

C. liên tiếp nhau.

D. trước và sau.

Câu 4: Rễ cây sinh trưởng quay xuống đất là hình thức

A. Hướng tiếp xúc.

B. Hướng nước.

C. Hướng trọng lực.

D. Hướng hóa.

Câu 5: Động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

A. Ốc sên

B. Cá chép.

C. Châu chấu.

D. Chim bồ câu.

Câu 6: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự:

A. Màng sau xináp → khe xináp → chùy xináp → màng trước xináp.

B. Khe xináp → màng trước xináp → chùy xináp → màng sau xináp.

C. Chùy ximáp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

D. Màng trước xináp → chùy xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Câu 7: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở

A. màng sau xináp.

B. chùy xináp.

C. khe xináp.

D. màng trước xináp.

Câu 8: Ở sâu bọ, sự trao đổi khí diễn ra nhờ

A. phổi.

B. mang.

C. hệ thống ống khí.

D. bề mặt cơ thể.

Câu 9: Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêÌin theo cách:

A. Liên tục và ngắt quãng.

B. Lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.

C. Nhảy cóc từ eo Ranvie này đến eo Ranvie khác.

D. Lan truyền không liên tục.

Câu 10: Thực vật có những kiểu ứng động nào?

A. Ứng động sinh trưởng – nhiệt ứng động.

B. Ứng động sức trương – hoá ứng động.

C. Ứng động sinh trưởng – ứng động không sinh trưởng.

D. Ứng động không sinh trưởng – ứng động đề tồn tại.

Câu 11: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật

A. trước tác nhân kích thích theo các hướng khác nhau.

B. trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

C. trước tác nhân kích thích theo nhiều hướng.

D. trước tác nhân kích thích không định hướng.

Câu 12: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

A. Cao, tốc độ máu chảy chậm.

B. Thấp, tốc độ máu chảy chậm.

C. Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

D. Thấp, tốc độ máu chảy nhanh.

Câu 13: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

A. hỗn hợp.

B. học được.

C. vừa bẩm sinh, vừa học được.

D. bẩm sinh.

Câu 14: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường

A. Trong cơ thể.

B. Trong cơ quan.

C. Trong tế bào

D. Trong mô.

Câu 15: Trong các sinh vật sau, sinh vật nào có hệ thần kinh dạng lưới?

A. Cá, ếch, thằn lằn.

B. Trùng roi, trùng amip, châu chấu.

C. Giun đất, bọ ngựa, cánh cam.

D. Sứa, san hô, hải quỳ.

Câu 16: Phản xạ gồm 2 loại là:

A. Phản xạ có điều kiện và phản xạ tập luyện.

B. Phản xạ không điều kiện và phản xạ bẩm sinh.

C. Phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

D. Phản xạ tự nhiên và phản xạ bẩm sinh.

Câu 17: Ý nghĩa của hướng sáng đối với cây là

A. Giúp rễ cây tìm đến nguồn nước để hút nước.

B. Giúp cây luôn hướng về ánh sáng để quang hợp.

C. Giúp cây bám vào vật cứng khi tiếp xúc.

D. Rễ cây mọc vào đất để giữ cây và hút chất dinh dưỡng.

Câu 18: Hướng của rễ cây sinh trưởng uốn cong tránh xa nguồn chất độc được gọi là

A. Hướng hóa dương.

B. Hướng đất dương

C. Hướng hóa âm. 

D. Hướng đất âm.

Câu 19: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ

A. Mao mạch → tiểu động mạch → động mạch → tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch.

B. Động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch.

C. Tĩnh mạch → tiểu tĩnh mạch → mao mạch → tiểu động mạch → động mạch.

D. Động mạch → tĩnh mạch → mao mạch.

Câu 20: Ý nào không đúng với phản xạ không điều kiện?

A. Thường do tuỷ sống điều khiển.

B. Có số lượng không hạn chế.

C. Di truyền được, đặc trưng cho loài.

D. Mang tính bẩm sinh và bền vững.

Câu 21: Côn trùng có hạch thần kinh nào tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiến các hoạt động phức tạp của cơ thể?

A. Hạch ngực.

B. Hạch lưng.

C. Hạch bụng.

D. Hạch não.

Câu 22: Hiện tượng ứng động không liên quan đến sinh trưởng của tế bào là

A. Sự đóng hay mở của khí khổng.

B. Hiện tượng thức ngủ của cây họ đậu.

C. Vận động nở hoa của cây họ cúc.

D. Sự uốn cong của rễ khi gặp chỗ đất cứng.

Câu 23: Ứng động nở hoa của cây bồ công anh (Taraxaerm oficinale) nở ra vào lúc sắng và cụp lại lúc chạng vạng tối hoặc lúc ánh sáng yếu là kiểu ứng động:

A. Ứng động sinh trưởng – quang ứng động.

B. Ứng động không sinh trưởng – nhiệt ứng động.

C. Ứng động sinh trưởng – nhiệt ứng động.

D. Ứng động không sinh trưởng – quang ứng động.

Câu 24: Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì

A. cá bơi ngược dòng nước.

B. diềm nắp mang chỉ mở một chiều.

C. miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng.

D. quá trình thở ra và vào diễn ra đều đặn.

Câu 25: Khi xung thần kinh lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều từ màng trước sang màng sau xináp. Nguyên nhân là do

A. do chiều dẫn truyền của xung thần kinh chỉ được phép lan truyền theo một chiều từ màng trước đến màng sau xináp.

B. xung thần kinh chỉ có ở phía màng trước xináp sau đó mới truyền đến màng sau xináp chứ xung không bao giờ xuất hiện ở màng sau xináp.

C. khe xináp có kích thước rộng nhưng điện thế hoạt động ở màng trước quá nhỏ nên chỉ truyền được theo một chiều.

D. phía màng sau không có bóng chứa chất trung gian hóa học, màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Câu 26: Đồ thị của điện thế hoạt động được chia thành những giai đoạn nào?

A. Mất phân cực, tái phân cực, đảo cực.

B. Đảo cực, mất phân cực, tái phân cực.

C. Đảo cực, tái phân cực, mất phân cực.

D. Mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.

Câu 27: Cơ chế điều hoà khi hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự nào?

A. Tuyến tụy → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.

B. Gan → Insulin → Tuyến tụy và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.

C. Tuyến tụy → Glucagôn → Gan → Glycôgen → Glucôzơ trong máu giám.

D. Tuyến tụy → Insulin → Gan → tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu tăng.

Câu 28: Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào dưới đây?

1. Lực co tim

2. Nhịp tim

3. Độ quánh của máu

4. Khối lượng máu

5. Số lượng hồng cầu

6. Sự đàn hồi của mạch máu

Phương án trả lời đúng là:

A. (1), (2), (3), (4) và (5).

B. (1), (2), (3), (4) và (6).

C. (1), (2), (3), (5) và (6).

D. (2), (3), (4), (5) và (6).

II. PHẦN TỰ LUẬN (2 câu;3,0 điểm) – –

Câu 1 (2,0 điểm): Trình bày các ứng dụng về các kiểu hướng động (hướng sáng, hướng trọng lực và hướng nước) trong nông nghiệp.

Câu 2 (1,0 điểm): Vận dụng tập tính em hãy trình bày 2 ví dụ về những thói quen tốt trong học hành trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay. Những thói quen tốt đó được hình thành dựa trên hình thức học tập nào?

 

Lời giải chi tiết

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Đáp án C

Câu 2: Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía trong màng tế bào tích điện âm so với phía ngoài màng tích điện dương.

Đáp án C

Câu 3: Điều kiện hóa đáp ứng được hình thành dưới tác động của các kích thích đồng thời.

Đáp án A

Câu 4: Rễ cây sinh trưởng quay xuống đất là hình thức hướng trọng lực.

Đáp án C

Câu 5: Chim bồ câu có hệ tuần hoàn kép

Đáp án D

Câu 6: Quá trình truyền tin qua xináp diễn ra theo trật tự: Chuỳ xináp → màng trước xináp → khe xináp → màng sau xináp.

Đáp án C

Câu 7: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở màng sau xináp.

Đáp án A

Câu 8: Ở sâu bọ, sự trao đổi khí diễn ra nhờ hệ thống ống khí.

Đáp án C

Câu 9: Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh không có bao miêÌin theo cách liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên.

Đáp án B

Câu 10: Thực vật có các kiểu ứng động: ứng động sinh trưởng – ứng động không sinh trưởng.

Đáp án C

Câu 11: Hướng động là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật trước tác nhân kích thích theo một hướng xác định.

Đáp án B

Câu 12: Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.

Đáp án C

Câu 13: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính bẩm sinh.

Đáp án D

Câu 14: Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.

Đáp án A

Câu 15: Sứa, san hô, hải quỳ có hệ thần kinh dạng lưới

Đáp án D

Câu 16: Phản xạ gồm 2 loại là: phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.

Đáp án C

Câu 17: Hướng sáng giúp cây luôn hướng về ánh sáng để quang hợp.

Đáp án B

Câu 18: Hướng của rễ cây sinh trưởng uốn cong tránh xa nguồn chất độc được gọi là hướng hóa âm.

Đáp án C

Câu 19: Trong hệ mạch, huyết áp giảm dần từ: động mạch → tiểu động mạch → mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch.

Đáp án B

Câu 20: Phản xạ không điều kiện có số lượng hạn chế.

Đáp án B

Câu 21: Ở côn trùng, hạch ngực tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiến các hoạt động phức tạp của cơ thể.

Đáp án A

Câu 22: Sự đóng hay mở của khí khổng không liên quan đến sinh trưởng của tế bào.

Đáp án A

Câu 23: Ứng động nở hoa của cây bồ công anh liên quan đến ánh sáng và sự sinh trưởng của tế bào → ứng động sinh trưởng – quang ứng động.

Đáp án A

Câu 24: Ở cá, nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều vì miệng và nắp mang đóng mở nhịp nhàng và liên tục → thông khí liên tục → sẽ không có sự dịch chuyển ngược lại của nước, do đó nước chảy từ miệng qua mang theo một chiều.

Đáp án C

Câu 25: Xung thần kinh lan truyền qua xináp chỉ theo một chiều do vì phía màng sau không có chất trung gian hóa học để đi về phía màng trước và ở màng trước không có thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học.

Đáp án D

Câu 26: Đồ thị của điện thế hoạt động được chia thành: mất phân cực, đảo cực, tái phân cực.

Đáp án D

Câu 27: Cơ chế điều hoà khi hàm lượng glucôzơ trong máu tăng diễn ra theo trật tự: Tuyến tuỵ → Insulin → Gan và tế bào cơ thể → Glucôzơ trong máu giảm.

Đáp án A

Câu 28: Huyết áp thay đổi do các yếu tố 1, 2, 3, 4, 6

Đáp án B

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1:

– Hướng đất: Làm đất tơi, xốp, thoáng khí đủ ẩm rễ cây sinh trưởng ăn sâu.

– Hướng nước: Tưới nước ở rãnh làm cho rễ vươn rộng. Khi nước thấm sâu, rễ đâm sâu.

– Hướng hóa chất: Nguồn phân bón cần cho rễ cây vươn tới hấp thụ: bón phân theo tán lá nơi có nhiều rễ phụ và lông hút. Bón gốc làm phát triển bộ rễ theo chiều sâu. Khi trồng cây cần phối hợp đặc điếm của cây: bón phân nông cho cây có rễ chùm, bón phân sâu cho cây có rễ chính.

– Hướng sáng: Trồng nhiều loại cây, chú ý mật độ trồng từng loại cây, không cho lấp nhau để lá vươn theo ánh sáng. Chiếu ánh sáng sát mặt đất cho cây và cành thấp phát triển tạo quả nhiều (nhất là trồng cây trong nhà có mái che kính hay chất dẻo với nhiều loại cây phối hợp xen kẽ).

Câu 2.

Ví dụ về những thói quen tốt trong học hành trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19

Việc phải nghỉ học dài ngày, nhiều trường đã tổ chức dạy và học trực tuyến. Đây là một cơ hội để nhà trường, thầy cô và học sinh rất cần sự điều chỉnh, đổi mới.

– Giáo viên phải quan tâm đến phản hồi và sự tiếp thu của người học nhiều hơn, điều chỉnh giảng dạy và kiểm tra kết quả ở các lớp. → Đây là hình thức học khôn

– Mọi người phải thành thạo sử dụng các thiết bị thông minh và các chương trình học tập. → Đây là hình thức điều kiện hóa hành động

– Ngoài ra học sinh cũng phải tự giác cao hơn trong việc tự học, vì học online mà xem phim, đọc truyện thì kết quả sẽ không tốt. → Đây là hình thức điều kiện hóa hành động