Giải đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh 8 huyện Kim Sơn năm học 2021-2022

Đề bài

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Lớp tế bào chết ở da là

A. Tầng sừng và tuyến nhờn

B. Tầng sừng và lớp bì

C. Tầng sừng

D. Lớp bì và tuyển nhờn

Câu 2. Hệ bài tiết nước tiểu gồm

A. Thận, cầu thận, nang cầu thận, bóng đái.

B. Thận, ống đái, nang cầu thận, bóng đái

C. Thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, bóng đái.

D. Thận, cầu thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái

Câu 3. Trung tương thần kinh gồm:

A. Não bộ và tủy sống

B. Não bộ và tủy sống, hạch thần kinh

C. Não bộ, tủy sống, dây thần kinh

D. Não bộ, tủy sống, dây thần kinh, hạch thần kinh

Câu 4. Khi máu từ động mạch thận đến cầu thận, nước và các chất hòa tan được thấm qua vách mao mạch vào nang cầu thận là nhờ:

A. Sự chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc

B. Các chất hòa tan có kích thước nhỏ hơn 30 – 40Å

C. Các chất hòa tan có kích thước lớn hơn 30 – 40Å

D. Sự chênh lệch áp suất tạo ra lực đẩy các chất qua lỗ lọc và các chất hòa tan có kích thước nhỏ hơn 30 – 41Å

Câu 5. Khi bụi vào mắt, ta thường dụi mắt làm mắt đỏ lên: bụi đã lọt vào phần nào của mắt?

A. Màng giác

B. Màng cứng

C. Màng mạch

D. Màng lưới.

Câu 6. Hình thức rèn luyện da phù hợp là:

A. Tắm nắng lúc 8 đến 9 giờ sáng

B. Tắm nắng lúc 12 giờ trưa

C. Tắm nước thật lạnh

D. Tắm càng lâu càng tốt.

Câu 7. Nguyên nhân dẫn đến cận thị là

A. Do cầu mắt dài

B. Do không giữ vệ sinh khi đọc sách

C. Do nằm đọc sách

D. Do cầu mắt dài bẩm sinh và do không giữ vệ sinh khi đọc sách.

Câu 8. Khi lập khẩu phần ăn phải theo những nguyên tắc nào?

A. Đủ dinh đưỡng cho cơ thể

B. Đảm bảo cân đối các thành phần các chất

C. Đảm bảo cân đối các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn và Cung cấp đủ vitamin, năng lượng, muối khoáng.

D. Cung cấp đủ vitamin, năng lượng, muối khoáng.

Câu 9. Tuyến mồ hôi nằm ở phần nào của da?

A. Lớp biểu bì

B. Nằm hoàn toàn trong lớp bì.

C. Lớp bì

D. Lớp bì, đầu phía trên tuyến xuyên qua lớp biểu bì và đổ ra ngoài mặt da

Câu 10. Vùng thị giác nằm ở đâu trên não bộ?

A. Thùy chẩm

B. Thùy trán

C. Thùy thái dương

D. Thùy đỉnh

II. Tự luận

Câu 1. Một cơ quan phân tích gồm những bộ phận nào? Trình bày các bộ phận phân tích thị giác?

Câu 2. a/ Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là gì? Việc bài tiết chúng là do cơ quan nào đảm nhiệm

b/ Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

Câu 3. a/ Thế nào là phản xạ có điều kiện? Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với con người

b/ Cách thành lập phản xạ có điều kiện như thế nào?

 

Lời giải chi tiết

I. Trắc nghiệm

Câu 1. Lớp tế bào chết ở da là tầng sừng

Đáp án C

Câu 2. Hệ bài tiết nước tiểu gồm : thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái.

Đáp án C

Câu 3. Trung tương thần kinh gồm: não bộ và tủy sống

Đáp án A

Câu 4. Nước và các chất hòa tan trong máu được thấm qua vách mao mạch vào nang cầu thận là nhờ sự chênh lệch áp suất giữa hai bên màng lọc và các chất hòa tan có kích thước nhỏ hơn 30 – 40Å.

Đáp án D

Câu 5. Bụi đã lọt vào màng giác của mắt, do màng giác là màng ngoài cùng phía trước của cầu mắt, tiếp xúc với không khí.

Đáp án A

Câu 6. Cần thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng sớm để cơ thể tạo vitamin D chống còi xương. Và tắm nắng tốt nhất là lúc 8 đến 9 giờ sáng, tắm nắng muộn thì ánh nắng quá mạnh gây hại da.

Đáp án A

Câu 7. Nguyên nhân đẫn đến cận thị là do cầu mắt dài bẩm sinh và do không giữ vệ sinh khi đọc sách.

Đáp án D

Câu 8. Khi lập khẩu phần ăn, chúng ta cần tuân thủ các nguyên tắc:

– Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng.

– Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.

– Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể

Đáp án C

Câu 9. Tuyến mồ hôi nằm ở lớp bì, đầu phía trên tuyến xuyên qua lớp biểu bì và đổ ra ngoài mặt da.

Đáp án D

Câu 10. Vùng thị giác nằm ở thùy chẩm.

Đáp án D

II. Tự luận

Câu 1. Cơ quan phân tích gồm:

+ Cơ quan thụ cảm.

+ Dây thần kinh (dẫn truyền hướng tâm).

+ Bộ phận phân tích ở trung ương (nằm ở vỏ não).

Các thành phần của cơ quan phân tích thị giác gồm:

+ các tế bào thụ cảm thị giác trong màng lưới của cầu mắt

+ dây thần kinh thị giác (dây số II)

+ vùng thị giác ở thùy chẩm.

Câu 2.

a/ Các sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể là CO2, mồ hôi, nước tiểu.

Các cơ quan bài tiết các sản phẩm trên:

– Hệ hô hấp thải ra CO2.

– Da thải ra mồ hôi.

– Hệ bài tiết nước tiểu thải ra nước tiểu.

b/ Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là lọc máu và thải bỏ các chất cặn bã, các chất độc, các chất thừa khỏi cơ thể để duy trì ổn định môi trường trong (cân bằng nội môi).

Câu 3.

a/ Phản xạ có điều kiện (PXCĐK) là phản xạ được hình thành trong đời sống cá thể, là kết quả của quá trình học tập, rèn luyện, rút kinh nghiệm.

Ý nghĩa của sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện đối với đời sống động vật và con người là:

– Đối với động vật: đảm bảo sự thích nghi với môi trường và điều kiện sống thay đổi.

– Đối với con người: đảm bảo sự hình thành các thói quen, tập quán trong sinh hoạt cộng đồng.

b/ Để thành lập phản xạ có điều kiện cẩn phải có:

+ Sự kết hợp giữa kích thích có điều kiện với kích thích không điều kiện, trong đó kích thích có điều kiện phải tác động trước kích thích không điều kiện một thời gian ngắn.

+ Quá trình này phải được lặp đi lặp lại nhiều lần.