Đề thi hết học kì 1 Sinh 9 THCS Cự Khôi năm học 2021-2022

Đề thi hết học kì 1 Sinh 9 THCS Cự Khôi năm học 2021-2022

ĐỀ BÀI (Thi trắc nghiệm)

Câu 1: Tính trạng trội là:

A. tính trạng luôn biểu hiện ở F1

B. tính trạng chi biểu hiện ở F2

C. tính trạng của bố mẹ (P)

D. tính trạng của cơ thể AA hay Aa

Câu 2: Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích ?

A. AA X AA

B. aa x aa

С. Аа х Аа

D. Aa x aa

Câu 3: Để tiến hành lai một cặp tính trạng, Menđen đã sử dụng đối tượng thí nghiệm nào sau đây là chủ yếu?

A. Chuột

B. Ruồi giấm

C. Ông

D. Đậu Hà Lan

Câu 4: Kiểu hình là:

A. tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.

B. những đặc điểm hình thái được biểu hiện

C. những đặc điểm hình thái, cấu tạo

D. một vài tính trạng của cơ thể.

Câu 5: Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen không có nội dung nào sau đây?

A. Chọn đối tượng nghiên cứu là đậu Hà Lan.

B. Gây đột biến, sau đó chọn lọc ra các cặp bố mẹ tốt nhất để đem lại.

C. Theo dõi riêng rẽ các thế hệ con cháu của từng cặp bố mẹ đem lại.

D. Dùng toán thống kê để xử lí kết quả và rút ra kết luận.

Câu 6: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được về kiểu hình sẽ như thế nào?

A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.

B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn,

C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.

Câu 7: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra:

A. quy luật đồng tính.

B. quy luật phân tính.

C. quy luật phân li độc lập.

D. quy luật phân li.

Câu 8: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các gen nằm trên NST thường và sự biểu hiện của gen không chịu ảnh hưởng của môi trường. Tình trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen:

A. đồng hợp lặn.

B. dị hợp

C. đồng hợp trội và dị hợp

D. đồng hợp trội

Câu 9: Tiến hành lai giữa hai cây đậu Hà Lan thuần chúng hạt vàng, trơn và xanh, nhăn được F1. Cho F1 tự thụ phấn ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính:

A. 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn

B. 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn

C. 9 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn

D. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn

Câu 10: Ở cây đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn cho với tính trạng thân thấp. Cho biết: P thuần chủng, Gen A quy định tính trạng thân cao, gen a quy định tính trạng thân thấp. Xác định kiểu gen của P?

А. АА х аа

B. AA x Aa

C. Aa x Aa

D. aa x aa

Câu 11: Ở cây đậu Hà Lan, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn cho với tính trạng thân thấp. Cho biết: P thuần chủng thân cao lai với thân thấp thu được F1 có kiểu hình là gì?

A. Thân thấp

B. Thân cao

C. 100% thân thấp

D. 50% thân cao : 50% thân thấp

Câu 12: Cho kiểu gen: AABb. Có bao nhiêu loại giao tử của kiểu gen trên?

A. 2 loại

B. 3 loại

C. 4 loại

D. 5 loại

Câu 13: Cho phép lai: AABB x aabb. Kiểu gen của cơ thể lai F1 là gì?

А. ААВb

B. AaBB

C. AaBb

D. AAbb

Câu 14: Ở những loài đơn tính, sự khác nhau giữa cá thể đực và cái ở một cặp nhiễm sắc thể giới tính được kí hiệu là:

A. OX và OY

B. XX và OY

C. OX và XY

D. XX và XY

Câu 15: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu là:

A. 2n

B. 3n

C. 4n

D. 5n

Câu 16: Tế bào của mỗi loài sinh vật có một nhiễm sắc thể đặc trưng về:

A. hình dạng nhiễm sắc thể

B. số lượng nhiễm sắc thể

C. trình tự sắp xếp các gen trên nhiễm sắc thể

D. số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể

Câu 17: Bộ nhiễm lưỡng bội của cây đậu Hà Lan là bao nhiêu?

A. 2n = 8

B. 2n = 14

C. 2n = 46

D. 2n = 48

Câu 18: Cấu trúc điên hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào trong quá trình nguyên phân?

A. Kì trung gian

B. Kì đầu

C. Ki giữa

D. Ki sau

Câu 19: Trật tự đúng của các giai đoạn trong nguyên phân là gì?

A. Kì giữa, kì cuối kì sau, kì đầu

B. Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối

C. Kì đầu, kì sau kì cuối, kì giữa

D. Kì sau, kì giữa, kì đầu, kì cuối

Câu 20: Một tế bào sinh dưỡng 2n khi nguyên phân 3 lần liên tiếp, số lượng tế bào con tạo được là:

A. 3

B. 8

C. 4

D. 16

Câu 21: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kì nào?

A. Kì trung gian của lần phân bào I.

B. Kì giữa của lần phân bào I.

C. Ki trung gian của lần phân bào II.

D. Kì giữa của lần phân bào II.

Câu 22: Khi cho giao phối ruồi giấm thuần chủng có thân xám, cánh dài với ruồi giấm thuần chủng thân đen, cánh ngắn thì ở F1 thu được ruồi có kiểu hình là gì?

A. Đều có thân xám, cánh dài.

B. Đều có thân đen, cánh ngắn.

C. Thân xám, cánh dài và thân đen, cánh ngắn.

D. Thân xám, cánh ngắn và thân đen, cánh dài.

Câu 23: Loại ARN nào sau đây có chức năng trực tiếp truyền đạt thông tin di truyền?

A. tARN

B. tARN

C. mARN

D. mARN và tARN

Câu 24: Phân tử ARN được tổng hợp trình tự các nucleotit:

A. bổ sung với mạch mã gốc

B. bổ sung với mạch mã

C. bổ sung với mạch mã trong đó T được thay bằng U.

D. bổ sung với mã sao trong đó A được thay bằng U.

Câu 25: Nguyên tắc bổ sung là

A. các nulceôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp, A liên kết với T, G liên kết với X.

B. các nulceôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau thành từng cặp, A liên kết với G, T liên kết với X.

C. tỉ lệ A + G = T + X và tỉ số A + T / G + X là khác nhau.

D. các nulcêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành từng cặp.

Câu 26: Cấu trúc bậc 1 của một protein:

A. là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.

B. có dạng các chuỗi xoắn lò xo và dạng nếp gấp của một chuỗi axit amin.

C. là dạng cuộn gập thành khối cầu theo không gian ba chiều của chuỗi axit amin.

D. là tương tác của một chuỗi axit amin này với một chuỗi axit amin khác.

Câu 27: Số mạch đơn và đơn phân của ARN khác so với số mạch đơn và đơn phân của ADN là vì:

A. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X.

B. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X.

C. ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X.

D. ARN có 2 mạch và 4 đơn phân là A, T, G, X.

Câu 28: Chức năng của tARN là gì?

A. Vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp protein.

B. Truyền thông tin về cấu trúc protein đến ribôxôm.

C. Tham gia cấu tạo nhân của tế bào.

D. Tham gia cấu tạo màng tế bào.

Câu 29: Chức năng nào sau đây không phải của prôtêin

1. Enzim, xúc tác các phản ứng trao đổi chất

2. Kháng thể, giúp bảo vệ cơ thể.

3. Kích tố, điều hóa trao đổi chất

4. Chỉ huy việc tổng hợp NST

5. Nguyên liệu oxi hóa tạo năng lượng

6. Quy định các tính trạng của cơ thể

A. 2

B. 3 và 4

C. 4

D. 1 và 5

Câu 30: Một đoạn mạch khuôn làm mạch khuôn của gen có trình tự các nuclêôtit như sau:

-A-A-T-G-X-T-A-A-

Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mạch mARN được tổng hợp từ gen trên là:

A. -T-T-A-X-G-A-T-T-

B. -A-A-U-G-X-U-A-A-

C. -U-U-A-G-X-A-U-U-

D. -U-U-A-X-G-A-U-U

Câu 31: Trâu, bò, ngựa, thỏ đều ăn cỏ nhưng lại có protein và các tính trạng khác nhau do nguyên nhân nào?

A. Bộ máy tiêu hóa của chúng khác nhau.

B. Chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit.

C. Cơ chế tổng hợp protein khác nhau.

D. Có quá trình trao đổi chất khác nhau.

Câu 32: Đột biến gen là:

A. biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.

B. biến đổi trong vật chất di truyền.

C. biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen.

D. biến đổi trong cấu trúc của NST.

Câu 33: Thường biến là:

A. biến đổi kiểu gen dưới tác động môi trường

B. biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời có thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

C. biến đổi trong gen dẫn đến biến đổi kiểu hình

D. biến đổi trong NST dẫn đến biến đổi kiểu hình

Câu 34: Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào quy định?

A. Điều kiện môi trường

B. Kiểu gen của cơ thể

C. Phản ứng của kiểu gen trước môi trường

D. Mức dao động của tính di truyền

Câu 35: Đặc điểm nào dưới đây không đúng với thường biến?

A. Là các biến đổi đồng loạt theo cùng 1 hướng

B. Là biến dị di truyền được

C. Là những biến đổi của cơ thể sinh vật tương ứng với điều kiện sống

D. Có lợi cho sinh vật, giúp chúng thích nghi với môi trường

Câu 36: Hiện tượng nào dưới đây là không phải do sự mềm dẻo về kiểu hình (thường biến) tạo nên

A. Cáo Bắc Cực có màu sắc lông thay đổi theo mùa

B. Tắc kè hoa có màu sắc da thay đổi phù hợp với nền của môi trường

C. Trên cùng 1 cây hoa giấy, có hoa đỏ và hoa trắng

D. Gà gô có màu sắc lông thay đổi theo mùa

Câu 37: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng bằng

A. 15

B. 21

C. 28

D. 42

Câu 38: Cà độc dược có bộ NST lưỡng bội 2n = 24. Số NST ở thể tam bội là bao nhiêu?

A. 8 NST

B. 25 NST

C. 36 NST

D. 72 NST

Câu 39: Nếu mất đoạn NST thứ 21 ở người sẽ gây ra bệnh nào?

A. Hội chứng Đao (Down)

B. Bệnh ung thư máu

C. Bệnh hồng cầu hình liềm

D. Hội chứng Tơcnơ

Câu 40: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng

A. Có 3 NST ở cặp số 12

B. Có 3 NST ở cặp số 21

C. Có 1 NST ở cặp số 12

D. Có 3 NST ở cặp giới tính

 

Lời giải chi tiết

Câu 1: Tính trạng trội là: tính trạng của cơ thể AA hay Aa

Đáp án D

Câu 2: Phép lai Aa x aa là phép lai phân tích

Đáp án D

Câu 3: Menđen đã sử dụng đối tượng thí nghiệm là Đậu Hà Lan

Đáp án D

Câu 4: Kiểu hình là: tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể

Đáp án A

Câu 5: Phương pháp phân tích cơ thể lai của Menđen không có nội dung B

Đáp án B

Câu 6: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F1 lai phân tích thì Fb là

AaBb x aabb → AaBb : Aabb : aaBb : aabb

Đáp án C

Câu 7: Trên cơ sở phép lai một cặp tính trạng, Menđen đã phát hiện ra: quy luật phân li.

Đáp án D

Câu 8: Tình trạng lặn là tính trạng được biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp lặn

Đáp án A

Câu 9: F1 tự thụ phấn ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính 9 : 3 : 3 : 1

Đáp án B

Câu 10: P thuần chủng là: АА х аа

Đáp án A

P thuần chủng thân cao lai với thân thấp: АА х аа → F1 Aa có kiểu hình 100% thân cao

Đáp án B

Câu 12: Kiểu gen: AABb: AA tạo 1 loại giao tử, Bb tạo 2 loại giao tử

Số loại giao tử của kiểu gen trên là: 1 x 2 = 2

Đáp án A

Câu 13: P: AABB x aabb → F1: AaBb

Đáp án C

Câu 14: Ở những loài đơn tính, kí hiệu nhiễm sắc thể giới tính ở cá thể đực và cái là XX và XY

Đáp án D

Câu 15: Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội được kí hiệu là: 2n

Đáp án A

Câu 16: Tế bào của mỗi loài sinh vật có một nhiễm sắc thể đặc trưng về: số lượng và hình dạng nhiễm sắc thể

Đáp án D

Câu 17: Bộ nhiễm lưỡng bội của cây đậu Hà Lan là 2n = 14

Đáp án B

Câu 18: Cấu trúc điên hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa

Đáp án C

Câu 19: Trật tự đúng của các giai đoạn trong nguyên phân là Kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối

Đáp án B

Câu 20: Một tế bào sinh dưỡng 2n khi nguyên phân 3 lần liên tiếp, số lượng tế bào con tạo được là:

1 x 23 = 8 tế bào

Đáp án B

Câu 21: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở kì trung gian của lần phân bào I.

Đáp án A

Câu 22: Lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: thân xám, cánh dài × thân đen, cánh cụt

Thu được F1: 100% thân xám, cánh dài

Đáp án A

Câu 23: mARN có chức năng trực tiếp truyền đạt thông tin di truyền

Đáp án C

Câu 24: Phân tử ARN được tổng hợp trình tự các nucleotit: bổ sung với mạch mã gốc

Đáp án A

Câu 25: Nguyên tắc bổ sung là các nulcêôtit giữa 2 mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết hidro tạo thành từng cặp.

Đáp án D

Câu 26: Cấu trúc bậc 1 của một protein: là trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin.

Đáp án A

Câu 27: Số mạch đơn và đơn phân của ARN khác so với số mạch đơn và đơn phân của ADN là vì: ARN có 1 mạch và 4 đơn phân là A, U, G, X.

Đáp án B

Câu 28: Chức năng của tARN là vận chuyển axit amin cho quá trình tổng hợp protein

Đáp án A

Câu 29: Prôtêin không chỉ huy việc tổng hợp NST.

Đáp án C

Câu 30: Mạch khuôn: -A-A-T-G-X-T-A-A-

Mạch mARN: -T-T-A-X-G-A-T-T-

Đáp án A

Câu 31: Do chúng có ADN khác nhau về trình tự sắp xếp các nuclêôtit nên có protein và các tính trạng khác nhau

Đáp án B

Câu 32: Đột biến gen là: biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.

Đáp án A

Câu 33: Thường biến là: biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời có thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

Đáp án B

Câu 34: Mức phản ứng do kiểu gen của cơ thể quy định

Đáp án B

Câu 35: B không đúng với thường biến

Đáp án B

Câu 36: Màu hoa giấy khác nhau trên 1 cây không phải do sự mềm dẻo về kiểu hình (thường biến) tạo nên

Đáp án C

Câu 37: Thể dị bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng.

Thể dị bội có số NST hơn 1 vài NST → 15 NST

Đáp án A

Câu 38: Thể tam bội là 3n = 36 NST

Đáp án C

Câu 39: Nếu mất đoạn NST thứ 21 ở người sẽ gây ra bệnh ung thư máu

Đáp án B

Câu 40: Bệnh Đao có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng có 3 NST ở cặp số 21

Đáp án B