Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 THPT Hồ Nghinh, Quảng Nam năm 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 1 Sinh 11 THPT Hồ Nghinh năm 2021 – 2022

Mã đề 101

PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là

A. fructôzơ.

B. glucôzơ.

C. saccarôzơ.

D. ion khoáng.

Câu 2: Tế bào mạch gỗ của cây gồm

A. quản bảo và tế bào nội bì.

B. quản bào và mạch ống.

C. quản bào và tế bào lông hút.

D. quản bào và tế bào biểu bì.

Câu 3: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu

A. nước và các ion khoáng.

B. amit và hoóc môn.

C. xitokimin và ancaloit.

D. axitamin và vitamin.

Câu 4: Thoát hơi nước qua lá chủ yếu qua con đường nào sau đây?

A. Qua lớp cutin.

B. Qua khí khổng.

C. Qua lớp biểu bì.

D. Qua mô giậu.

Câu 5: Dòng nước và ion khoáng đi từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ bằng những con đường nào?

A. Gian bào và hút nước của rễ.

B. Tế bào chất và hút nước của rễ

C. Gian bào và tế bào chất.

D. Tế bào chất và thoát hơi nước

Câu 6: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò nào sau đây?

A. Vận chuyển nước, ion khoáng.

B. Cung cấp năng lượng cho lá.

C. Hạ nhiệt độ cho lá.

D. Cung cấp CO2 cho quá trình quang hợp.

Câu 7: Thực vật hấp thụ được nitơ ở dạng nào sau

A. NO2 và NO.

B. N2.

C. Nitơ hữu cơ.

D. NH4+ và NO3.

Câu 8: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế

A. cần tiêu tốn năng lượng.

B. nhờ các bơm ion.

C. chủ động.

D. thẩm thấu.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu trong cây?

A. Chỉ gồm những nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.

B. Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào.

C. Phải tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.

D. Thiếu nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu cây không hoàn thành được chu kỳ sống.

Câu 10: Quá trình thoát hơi nước qua lá là do

A. động lực dưới của dòng mạch rây.

B. động lực đầu trên của dòng mạch rây.

C. động lực đầu dưới của dòng mạch gỗ.

D. động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

Câu 11: Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thường biểu hiện rõ nhất ở cơ quan nào sau đây của cây?

A. Sự thay đổi số lượng lá trên cây.

B. Sự thay đổi kích thước của cây.

C. Sự thay đổi màu sắc của lá cây.

D. Sự thay đổi số lượng quả trên cây.

Câu 12: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi cơ quan nào sau đây?

A. Thân.

B. Lá.

C. Rễ.

D. Hoa.

Câu 13: Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?

A. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.

B. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.

C. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.

D. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.

Câu 14: Nội dung nào sau đây đúng với cơ chế đóng mở khí không?

A. Hai tế bào hình hạt đậu có cấu trúc khác nhau nên trường nước khác nhau.

B. Sự co giãn không đều giữa mép trong và mép ngoài của tế bào khí khổng.

C. Áp suất thẩm thấu trong tế bào khí khổng luôn thay đổi.

D. Sự thiếu hay thừa nước của 2 tế bào hình hạt đậu.

Câu 15: Con đường thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?

(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.

(2) Vận tốc lớn.

(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí không.

(4) Vận tốc nhỏ.

A. 2 và 4.

B. 3 và 1.

C. 2 và 1.

D. 3 và 4.

Câu 16: Trong cây, nguyên tố đại lượng có vai trò chủ yếu nào sau đây?

A. Là thành phần chủ yếu của hệ keo nguyên sinh.

B. Cấu trúc nên hợp chất hữu cơ trong tế bào.

C. Kích thích quá trình hút nước của rễ cây.

D. Kích thích quá trình thoát hơi nước của lá cây.

Câu 17: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Mạch gỗ vận chuyển glucôzơ, còn mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ khác.

B. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.

C. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.

D. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn mạch rây là bị động.

Câu 18: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào

A. chênh lệch nồng độ ion.

B. cung cấp năng lượng.

C. hoạt động trao đổi chất.

D. hoạt động thẩm thấu.

Câu 19: Tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng là gì?

A. Hàm lượng nước.

B. Ánh sáng

C. Nhiệt độ.

D. Ion khoáng

Câu 20: Quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng, cần sự góp phần của yếu tố nào?

I. Năng lượng là ATP

II. Tính thấm chọn lọc của màng sinh chất

III. Các bào quan là lưới nội chất và bộ máy Gông,

IV. Enzim hoạt tải (chất mang)

A. II, IV

B. I, IV

C. I, II, IV

D. I, III, IV

Câu 21: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm:

A. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

C. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

D. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

PHẦN TỰ LUẬN

Câu 1 (1 điểm). Giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân cho cây.

Câu 2 (1 điểm). Quá trình phản nitrat hóa làm mất mát nitơ trong đất, nếu các biện pháp khắc phục quá trình này?

Câu 3 (1 điểm). Khi trồng các cây như đậu phộng, bèo hoa dâu tại sao phải bón đủ lượng molipden?

 

Lời giải chi tiết

Phần đáp án trắc nghiệm:

Câu 1: Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là saccarôzơ

Đáp án C

Câu 2: Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bào và mạch ống.

Đáp án B

Câu 3: Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu nước và các ion khoáng.

Đáp án A

Câu 4: Thoát hơi nước qua lá chủ yếu qua khí khổng.

Đáp án B

Câu 5: Dòng nước và ion khoáng đi từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ bằng 2 con đường gian bào và tế bào chất.

Đáp án C

Câu 6: Quá trình thoát hơi nước qua lá không có vai trò cung cấp năng lượng cho lá. Đó là vai trò của quá trình hô hấp

Đáp án B

Câu 7: Thực vật hấp thụ được nitơ ở dạng NH4+ và NO3.

Đáp án D

Câu 8: Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.

Đáp án D

Câu 9: A sai, Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu gồm cả nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.

Đáp án A

Câu 10: Quá trình thoát hơi nước qua lá là do động lực đầu trên của dòng mạch gỗ.

Đáp án D

Câu 11: Hiện tượng thiếu nguyên tố khoáng thường biểu hiện rõ nhất ở sự thay đổi màu sắc của lá cây.

Đáp án C

Câu 12: Ở thực vật sống trên cạn, nước và ion khoáng được hấp thụ chủ yếu bởi rễ.

Đáp án C

Câu 13: A đúng.

Đáp án A

Câu 14: D đúng

Đáp án D

Câu 15: 3 và 4 là đặc điểm của con đường thoát hơi nước qua cutin.

Đáp án D

Câu 16: Trong cây, nguyên tố đại lượng có vai trò cấu trúc nên hợp chất hữu cơ trong tế bào.

Đáp án B

Câu 17: B đúng

Đáp án B

Câu 18: Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào chênh lệch nồng độ ion.

Đáp án A

Câu 19: Hàm lượng nước là tác nhân chủ yếu điều tiết độ mở khí khổng.

Đáp án A

Câu 20: I, II, IV là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ chủ động các ion khoáng

Đáp án C

Câu 21: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng, mở khí khổng.

Đáp án D

Phần đáp án câu tự luận:

Câu 1 (1 điểm). Giải thích hiện tượng cây bị héo khi bón quá nhiều phân cho cây.

– Nồng độ chất tan trong dung dịch đất cao, nước không đi vào tế bào lông hút được.

– Phần trên thoát hơi nước không bù vào lại, thiếu nước nên sức trường nước tế bào giảm, cây bị héo.

Câu 2 (1 điểm). Các biện pháp khắc phục quá trình phản nitrat hóa

– Làm cỏ, xới đất, bón vôi

Câu 3 (1 điểm).

Molipden là thành phần cấu tạo quan trọng của các enzim xúc tác cho quá trình cố định nitơ như nitrogennaza, nitroreductaza hỗ trợ cho cây đậu phộng, bèo hoa dâu.