Đề kiểm tra giữa kì 2 trường THPT Lương Ngọc Quyến 2020 – 2021 môn Sinh học lớp 11

Mã đề 002

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A. do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.

B. do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

C. một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.

D. do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.

Câu 2: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

A. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B. được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể hoặc đặc trưng cho loài

C. sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho cá thể.

D. học được trong đời sống, không có tính di truyền, mang tính cá thể.

Câu 3: Giberelin được dùng để

A. kích thích nảy mầm của hạt, chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt, tăng tốc độ phân giải tinh bột.

B. Làm giảm độ nảy mầm của hạt, chồi, củ. kích thích sinh trưởng chiều cao của cây, tạo quả không hạt.

C. Kích thích nảy mầm của hạt, chồi, sinh trưởng chiều cao của cây và phát triển bộ rễ, tạo quả không hạt.

D. kích thích nảy mầm của hạt, củ, sinh trưởng chiều cao của cây, phát triển bộ lá, tạo quả không hạt.

Câu 4: Khi giun đốt bị kích thích bởi một vật nhọn thì

A. toàn thân phản ứng.

B. vùng không bị kích thích phản ứng.

C. điểm bị kích thích phản ứng.

D. điểm bị kích thích không phản ứng.

Câu 5: Có bao nhiêu ý đúng với sinh trưởng sơ cấp?

(1) Làm tăng kích thước chiều dài của cây.

(2) Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.

(3) Diễn ra do hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).

(4) Chỉ diễn ra ở cây 2 lá mầm, không có ở cây 1 lá mầm.

(5) Diễn ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh, lóng.

(6) Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

(7) Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

A. 3.

B. 2.

C. 4.

D. 1.

Câu 6: Các hooc môn ức chế sinh trưởng gồm

A. Auxin, gibêrelin.

B. Auxin, êtilen.

C. Êtilen, gibêrelin.

D. Êtilen, axit abxixic.

Câu 7: Cho các nội dung sau

(1) Các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.

(2) Các bóng chứa chất trung gian hoá học trong xinap gắn vào màng trước vỡ ra giải phóng chất trung gian hóa học vào khe xinap và đến màng sau.

(3) Xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.

(4) Xung thần kinh lan truyền đến làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap.

(5) Chất trung gian hóa học quay trở lại màng trước và gây ra điện thế hoạt động.

Số ý không đúng trong quá trình truyền tin qua xináp?

A. 1.

B. 3.

C. 2.

D. 4.

Câu 8: Bóng chứa chất trung gian hoá học nằm ở bộ phận nào của xinap?

A. Màng sau xinap.

B. Khe xinap.

C. Màng trước xinap.

D. Chuỳ xinap.

Câu 9: Hình thức học tập không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự một cách dễ dàng là:

A. Học ngầm.

B. Học không

C. Điều kiện hóa đáp ứng.

D. Quen nhờn

Câu 10: Cho các ví dụ về tập tính sau ở động vật?

(1) Người thấy đèn đỏ thì dừng lại.

(2) Ve kêu vào mùa hè.

(3) Éch đực kêu vào mùa sinh sản.

(4) Nhện chăng lưới bắt mồi.

(5) Tò vò đào hố đẻ trứng.

(6) Cá hồi di cư để đẻ trứng khi đến mùa

Có bao nhiêu ví dụ đúng về tập tính học được?

A. 3.

B. 2

C. 4.

D. 1.

Câu 11: Động vật nào sau đây có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?

A. Thủy tức.

B. Cá

C. Ngựa.

D. Châu chấu.

Câu 12: Ý nào không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện?

A. Có số lượng hạn chế.

B. Không di truyền được, mang tính cá thể.

C. Thường do vỏ não điều khiển.

D. Được hình thành trong quá trình sống và không bền vững.

Câu 13: Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

A. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

B. Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.

C. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.

D. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).

Câu 14: Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là

A. các chất trung gian hóa học gắn vào thụ thể màng sau làm xuất hiện xung thần kinh rồi lan truyền đi tiếp.

B. xung thần kinh lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.

C. xung thần kinh lan truyền đến chùy xináp làm Ca2+ đi vào trong chùy xináp.

D. các chất trung gian hóa học trong các bóng Ca2+ gắn vào màng trước vỡ ra và qua khe xináp đến màng sau.

Câu 15: Cảm ứng ở động vật là khả năng cơ thể

A. phản ứng tức thời các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

B. phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

C. cảm nhận các kích thích của môi trường.

D. phản ứng lại các kích thích của môi trường một cách gián tiếp.

Câu 16: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?

A. Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao.

B. Vì dễ hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.

C. Vì có nhiều thời gian để học tập.

D. Vì sống trong môi trường phức tạp.

Câu 17: Chức năng của mô phân sinh đỉnh?

A. Làm cho thân cây dài và to ra.

B. Làm cho thân, rễ to ra.

C. Làm cho thân và rễ cây dài ra.

D. Làm cho thân cây, cành cây to ra.

Câu 18: Chất điều hòa sinh trưởng nào sau đây dạng khí, làm tăng nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá, quả?

A. giberelin.

B. xitokinin

C. êtilen.

D. axit abxixic

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1.

a. Hãy quan sát sơ đồ cấu trúc sau và cho biết:

+ Hình vẽ trên mô tả cấu trúc nào? Cấu trúc này có vai trò gì?

+ Xác định tên của các bộ phận 2, 4, 5, 6, (trong hình) của cấu trúc đó?

b. tại sao người bị hạ canxi huyết thường mất cảm giác?

Câu 2. a. Hooc môn thực vật là gì?

Lời giải chi tiết

I- PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.

A sai, cây thân thảo không có mô phân sinh bên

C sai, cây một lá mầm không có mô phân sinh bên

D sai, mô phân sinh lóng tạo ra sinh trưởng sơ cấp

Đáp án B

Câu 2: Tập tính bẩm sinh là những tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B, C sai, đặc trưng cho cá thể là tập tính học được

D sai, các đặc điểm này là đặc trưng của tập tính học được.

Đáp án A

Câu 3: Giberelin có tác động

+ Ở mức độ tế bào: Tăng số lần nguyên phân và tăng sinh trưởng kéo dài của mọi tế bào.

+ Ở mức độ cơ thể: Kích thích nảy mầm cho hạt, chồi, củ; kích thích sinh trưởng chiều cao cây; tạo quả không hạt; tăng tốc độ phân giải tinh bột.

Đáp án A

Câu 4: Khi giun đốt bị kích thích bởi một vật nhọn thì điểm bị kích thích phản ứng

Vì giun đốt có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, khi kích thích vào một điểm thì điểm đó sẽ phản ững.

Đáp án C

Câu 5: Các ý đúng với sinh trưởng sơ cấp là: 1, 5

2, 3, 6 đúng với sinh trưởng thứ cấp

4, 7 sai, sinh trưởng sơ cấp có cả ở cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm

Đáp án B

Câu 6: Các hooc môn ức chế sinh trưởng gồm: Êtilen, axit abxixic.

Đáp án D

Câu 7: Các ý không đúng trong quá trình truyền tin qua xináp là: 3, 5

Đáp án C

Câu 8: Bóng chứa chất trung gian hoá học nằm ở chuỳ xinap.

Đáp án D

Câu 9: Hình thức học tập không có ý thức mà sau đó được tái hiện giúp động vật giải quyết được vấn đề tương tự một cách dễ dàng là: học ngầm

Đáp án A

Câu 10: Các ví dụ đúng về tập tính học được: 1

2, 3, 4, 5, 6 là tập tính bẩm sinh

Đáp án D

Câu 11: Châu chấu có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

Thủy tức có hệ thần kinh dạng lưới

Cá và ngựa có hệ thần kinh dạng ống

Đáp án D

Câu 12: Ý không đúng với đặc điểm phản xạ có điều kiện là: A, phản xạ có điều kiện không hạn chế về số lượng.

Đáp án A

Câu 13: Đặc điểm không có ở sinh trưởng thứ cấp là: B, sinh trưởng thứ cấp diễn ra chủ yếu ở cây hai lá mầm.

Đáp án B

Câu 14: Đặc điểm không có trong quá trình tuyền tin qua xináp là B, xung thần kinh không thể lan truyền tiếp từ màng sau đến màng trước.

Đáp án B

Câu 15: Cảm ứng ở động vật là khả năng cơ thể phản ứng lại các kích thích của môi trường để tồn tại và phát triển.

Đáp án B

Câu 16: Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao nên tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều.

Đáp án A

Câu 17: Chức năng của mô phân sinh đỉnh là làm cho thân và rễ cây dài ra.

Đáp án C

Câu 18: Êtilen là chất điều hòa sinh trưởng nào sau đây dạng khí, làm tăng nhanh quá trình chín ở quả, làm rụng lá, quả.

Đáp án C

II. PHẦN TỰ LUẬN (4 điểm)

Câu 1.

a. Hình vẽ mô tả cấu trúc xinap.

Xinap có vai trò dẫn truyền xung thần kinh.

Các bộ phận:

2 – màng trước xinap

4 – màng sau xinap

5 – thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học

6 – bóng chứa chất trung gian hóa học

Câu 2: Hoocmôn thực vật là các chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra có tác dụng điều tiết hoạt động sống của cây.

Subscribe
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận