Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ và chỉ ra hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng

Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ và chỉ ra hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản theo mẫu sau (làm vào vở):

Soạn bài Hịch tướng sĩ | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 (ảnh 3)

Trả lời:

* Tóm tắt các phần của Hịch tướng sĩ:

Phần 1: Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

Phần 2: Tố cáo sự hống hách và tội ác của kẻ thù, đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

Phần 3: Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai trong lối sống, trong hành động của các tướng sĩ.

Phần 4: Nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lộ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ.

* Hệ thống luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản

TT

Luận điểm

Lí lẽ và bằng chứng

1Các trung thần được ghi trong sử sách đều là những người vượt lên cái tầm thường, hết lòng phò tá quân vương, bảo vệ đất nước.Những tấm gương trung thần nghĩa sĩ: Kỷ Tín, Do Vu, Dự Nhượng, Kính Đức, Cảo Khanh, Vương Công Kiên, Nguyễn Văn Lập, Cốt Đãi Ngột Lang, Xích Tu Tư.
2Cần phải đánh bại quân giặc để trừ tai vạ về sau.Sự ngược ngạo, tàn ác, tham lam của quân giặc.
3Cần phải nhìn chủ nhục mà biết lo, thấy nước nhục mà biết nghĩ, luyện binh đánh giặc.– Những thú vui tiêu khiển, sự giàu có cũng không thể chống lại quân giặc. Nếu để nước nhục thì chịu tiếng xấu muôn đời.

– Chỉ có luyện binh đánh giặc mới có thể chiến thắng, cửa nhà no ấm, tiếng thơm muôn đời.

4Phải luyện theo Binh thư yếu lược để đánh thắng giặc mới được coi là phải đạo thần chủ, còn nếu khinh bỏ sách này thì là kẻ nghịch thù.– Binh thư yếu lược là binh pháp do Trần Quốc Tuấn chộn từ các nhà hợp lại một quyển.

– Dựa vào đạo thần chủ, trước sự xâm lược của quân Mông – Nguyên, Trần Quốc Tuấn coi giặc là kẻ thù không đội trời chung.

– Nếu không rửa nhục cho chủ, cho nước thì muôn đời để thẹn, không còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa.