Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây

Tìm và phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong những câu thơ dưới đây ở bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi

a) Sáng chớm lạnh trong làng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

b) Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều

c) Trán cháy rực nghĩ trời đất mới

Lòng ta bát ngát ánh bình minh

d) Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa

Trả lời:

a) Nhân hóa

Tác dụng: Mùa thu Hà Nội hiện lên trong hoài niệm của nhà thơ thật đẹp và thơ mộng, về thời tiết, thiên nhiên, không gian (chớm lạnh, xao xác hơi may, phố dài). Đặc biệt, sự cảm nhận của tác giả thật tinh tế và tài hoa khiến cho mùa thu Hà Nội bỗng nhiên biểu hiện bằng hình khối, màu sắc, ánh sáng. Đó là thứ hình khối, ánh sáng, màu sắc của tâm trạng nên khiến lòng người càng thêm xao động.

b) Biện pháp hoán dụ: cánh đồng quê chảy máu.

– Biện pháp nhân hóa: dây thép gai đâm nát trời chiều

=> Tác giả thật tài tình và khéo léo khi sử dụng thành công biện pháp hoán dụ và nhân hóa để vẽ lên một tranh đồng quê quen thuộc, dân dã mà vô cùng tang thương. Với những hình ảnh “chảy máu, đâm nát” khiến người liên tưởng đến những dấu hiệu của chiến tranh. Mà chiến tranh là đổ máu. Một khung cảnh thật ảm đạm, buồn đến tái tê.

c) Ẩn dụ

Tác dụng: Hình ảnh “trán cháy rực” và “bát ngát ánh bình minh” gợi lên nét vẽ rạng ngời về những đứa con của Tổ quốc. Dù có hi sinh, vất vả thì vẫn quyết tâm giành lại độc lập. Hình ảnh rất độc đáo, diễn tả sự thăng hoa của cảm xúc, niềm tin được thắp sáng. Người đọc hình dung được hình ảnh ngọn lửa của thất vọng. Câu thơ cuối tràn đầy kiêu hãnh, niềm vui, khát vọng bùng nổ hi vọng. Sự bát ngát của trời đất là sự bát ngát của niềm tin con người.

d) BPTT nổi bật là: so sánh

+ Người lên như nước vỡ bờ (từ so sánh: như)

Tác dụng: nói lên tinh thần yêu nước của người dân Việt Nam