Soạn bài Tự tình – Cánh diều

Chuẩn bị

– Tự tình nằm trong chùm thơ Nôm Tự tình gồm ba bài của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có khoảng trên 50 bài, là tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, thể hiện nỗi thương cảm với thân phận và khẳng định đề cao vẻ đẹp, khát vọng của họ. Hồ Xuân Hương đã đưa vào thơ Nôm Đường luật những hình ảnh sống động từ cuộc sống, tận dụng các phép đối, sử dụng từ ngữ, hình ảnh hết sức độc đáo, táo báo, làm thay đổi kết cấu nghệ thuật của thể thơ và phá vỡ nhiều quy phạm trong thơ trung đại. Hồ Xuân Hương được tôn xưng là “Bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

– Đọc trước văn bản Tự tình và lưu ý cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Hồ Xuân Hương giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

Trả lời:

Tác giả Hồ Xuân Hương

Soạn bài Tự tình | Hay nhất Soạn văn 10 Cánh diều

1. Tiểu sử 

– Hồ Xuân Hương (1772-1822).

– Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái.

– Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

– Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.

b. Phong cách nghệ thuật

– Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

→ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.

Yêu cầu (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1):

– Tự tình nằm trong chùm thơ Nôm Tự tình gồm ba bài của nữ sĩ Hồ Xuân Hương. Thơ Nôm Hồ Xuân Hương có khoảng trên 50 bài, là tiếng nói quyết liệt đấu tranh cho quyền được hưởng hạnh phúc của người phụ nữ, thể hiện nỗi thương cảm với thân phận và khẳng định đề cao vẻ đẹp, khát vọng của họ. Hồ Xuân Hương đã đưa vào thơ Nôm Đường luật những hình ảnh sống động từ cuộc sống, tận dụng các phép đối, sử dụng từ ngữ, hình ảnh hết sức độc đáo, táo báo, làm thay đổi kết cấu nghệ thuật của thể thơ và phá vỡ nhiều quy phạm trong thơ trung đại. Hồ Xuân Hương được tôn xưng là “Bà chúa thơ Nôm”. Thơ của bà đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ trên thế giới.

– Đọc trước văn bản Tự tình và lưu ý cách dùng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Tìm hiểu và ghi chép lại những thông tin về Hồ Xuân Hương giúp cho việc đọc hiểu bài thơ này.

Trả lời:

Tác giả Hồ Xuân Hương

Soạn bài Tự tình | Hay nhất Soạn văn 10 Cánh diều

1. Tiểu sử 

– Hồ Xuân Hương (1772-1822).

– Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái.

– Con người bà phóng túng, tài hoa, có cá tính mạnh mẽ, sắc sảo.

2. Sự nghiệp văn học

a. Tác phẩm chính

– Nữ sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ nôm.

b. Phong cách nghệ thuật

– Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng.

→ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “Bà chúa Thơ Nôm”.

Đọc hiểu

Câu 1 trang 48: Chú ý cách gieo vần, dùng từ ngữ, đặc biệt là động từ, tính từ chỉ màu sắc, mức độ, thời gian và không gian.

Trả lời:

– Sử dụng từ ngữ, hình ảnh giàu sức tạo hình, giàu giá trị biểu cảm, đa nghĩa

– Thủ pháp nghệ thuật đảo ngữ: câu hỏi 2, câu 5 và câu 6

– Sử dụng động từ mạnh: xiên ngang, đâm toạc.

Trả lời câu hỏi: 

Câu 1 trang 48: Hãy xác định bố cục của bài thơ. Tác phẩm là lời tâm sự của ai, về điều gì? Điều ấy có liên quan như thế nào đến nhan đề Tự tình?

Trả lời:

Bố cục 

* Có thể phân chia theo 2 cách sau:

– Cách 1

+ Hai câu đề: Giới thiệu về hình ảnh người vợ lẽ

+ Hai câu thực: Cách giải quyết nỗi tâm tư của người vợ lẽ

+ Hai câu luận: Khát khao tìm đến hạnh phúc của người phụ nữ

+ Hai câu kết: Quy luật khắc nghiệt của thời gian và tuổi trẻ

– Cách 2

+ Phần 1 (4 câu đầu): thể hiện nỗi lòng cô đơn, buồn tủi, khát vọng hạnh phúc

+ Phần 2 (4 câu tiếp): Tâm trạng tuyệt vọng của cảnh đời lẽ mọn

– Tác phẩm là lời tâm sự của nhân vật trữ tình, về nỗi cô đơn, buồn tủi và khát vọng hạnh phúc.

Câu 2 trang 48: Những hình ảnh trong bốn câu thơ đầu của bài thơ cho thấy hoàn cảnh và tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?

Trả lời:

– Thời gian: Đêm khuya.

– Không gian: trống trải, mênh mông rợn ngợp.

– Lòng người: trơ trọi, từ “trơ” đi liền với “cái hồng nhan” cùng biện pháp đảo ngữ gợi cảm giác xót xa, bẽ bàng.

– Hình ảnh tương phản: Cái hồng nhan (nhỏ bé – hữu hạn) >< nước non ( to lớn – vô hạn)

→ Tô đậm tâm trạng cô đơn, lẻ loi.

– Cụm từ “say lại tỉnh” gợi lên cái vòng luẩn quẩn, càng buồn, càng cảm nhận được nỗi đau của thân phận.

– Hình ảnh “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” là hình tượng chứa hai lần bi kịch: trăng sắp tàn (bóng xế) mà vẫn khuyết chưa tròn. Đó là sự tương đồng với người phụ nữ, tuổi xuân trôi qua mà hạnh vẫn chưa trọn vẹn.

Câu 3 trang 48: Hình ảnh thiên nhiên và nghệ thuật sử dụng từ ngữ, nghệ thuật đối trong hai câu luận có gì độc đáo? Qua đó, thái độ của nhà thơ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

– Hình tượng thiên nhiên trong hai câu luận đã góp phần diễn tả tâm trạng, thái độ của nhà thơ trước số phận người con gái:

+ Biện pháp đảo ngữ kết hợp với các động từ mạnh “xiên”, “đâm” kết hợp với bổ ngữ thể hiện sự ngang ngạnh, bướng bỉnh của nhà thơ.

+ Hình ảnh: rêu (mềm yếu), đá (thấp bé) không cam chịu số phận, bằng mọi cách cố vươn lên những cản trở (mặt đất, chân mây) để chứng tỏ mình

→ Tạo nên những hình ảnh miêu tả sinh động, căng đầy sức sống trong những tình huống bi thảm nhất để thể hiện rõ nhất tâm trạng của nhà thơ: gắng gượng vươn lên

Câu 4 trang 48: Phân tích hai câu kết của bài thơ để thấy được nỗi niềm tâm sự của chủ thể trữ tình.

Trả lời:

Hai câu kết: Quay trở lại với tâm trạng chán trường, buồn tủi

Câu 7:

– Ngán: chán ngán, ngán ngẩm

– Xuân đi xuân lại lại: Từ “xuân” mang hai ý nghĩa, vừa là mùa xuân, đồng thời cũng là tuổi xuân

⇒ Mùa xuân đi rồi trở lại theo nhịp tuần hoàn còn tuổi xuân của con người cứ qua đi mà không bao giờ trở lại ⇒ chua chát, chán ngán.

Câu 8:

– Mảnh tình: Tình yêu không trọn vẹn

– Mảnh tình san sẻ: Càng làm tăng thêm nỗi chua xót ngậm ngùi, mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nhưng ở đây còn phải san sẻ

– Tí con con: tí và con con đều là hai tính từ chỉ sự nhỏ bé, đặt hai tính từ này cạnh nhau càng làm tăng sự nhỏ bé, hèn mọn

⇒ Mảnh tình vốn đã không được trọn vẹn nay lại phải san sẻ ra để cuối cùng trở thành tí con con

⇒ Số phận éo le, ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, phải chịu thân phận làm lẽ

Câu 5 trang 48: Theo em, bài thơ “Tự tình” nói lên những suy nghĩ và tình cảm gì của nhà thơ Hồ Xuân Hương? Điều đó còn có ý nghĩa như thế nào với ngày nay?

Trả lời:

– Qua lời tự tình, bài thơ nói lên cả bi kịch và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của Hồ Xuân Hương.

→ Ý nghĩa nhân văn của bài thơ: Trong buồn tủi, người phụ nữ gắng vượt lên trên số phận nhưng cuối cùng vẫn rơi vào bi kịch.

Câu 6 trang 48: Bài thơ để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) ghi lại điều đó.

Trả lời:

Bài thơ Tự tình (II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Điều em đặc biệt ấn tượng trong bài thơ này đó là cách sử dụng ngôn từ và những hình ảnh mang đậm dấu ấn cá nhân. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt. Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh (xiên ngang mặt đất/ đâm toạc chân mây), từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương. Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi (trăng khuyết chưa tròn, rêu từng đám, đá mấy hòn,…) để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.