Lý thuyết Đột biến số lượng NST – Đột biến đa bội

I. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI VÀ THỂ ĐA BỘI

1. Khái niệm

Đột biến đa bội là sự biến đổi số lượng NST ở tất cả các cặp NST trong tế bào theo hướng tăng thêm số nguyên lần bộ đơn bội và lớn hơn 2n hình thành các thể đa bội.

Tự đa bội: là sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng một loài, gồm các thể đa bội lẻ 3n, 5n, 7n…và các thể đa bội chẵn 4n, 6n, 8n…

Dị đa bội: là hiện tượng cả hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau cùng tồn tại trong một tế bào. Thể song nhị bội là cơ thể mà trong tế bào có 2 bộ NST 2n của 2 loài khác nhau, hình thành từ lai xa và đã qua đa bội hoá hoặc lai tế bào sinh dưỡng khác loài.

2. Nguyên nhân

Do tác động của các tác nhân lý hoá hay sự rối loạn của trao đổi chất nội bào → cho thoi vô sắc không hình thành trong phân bào dẫn tất cả NST nhân đôi đều không phân li → bộ NST trong tế bào tăng lên gấp đôi.

3. Cơ chế phát sinh

Cơ chế phát sinh các thể tự đa bội:

Cơ chế phát sinh thể dị đa bội:

II. ĐẶC ĐIỂM CỦA THỂ ĐA BỘI:

– Thể đa bội khá phổ biến ở thực vật, ít gặp ở động vật.  Vì cơ thể động vật có hệ thống thần kinh phát triến phức tạp nên khi bị đột biến đa bội thường chết.

+ Tế bào của thể đa bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ→ tế bào to, cơ quan sinh dưỡng như thân, lá, củ lớn hơn thể lưỡng bội khả năng phát triển khoẻ, chống chịu tốt..

+ Các thể đa bội chẵn có khả năng sinh sản hữu tính, trong khi đó các thể tự đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử → quả không có hạt.

Vai trò và ứng dụng của đột biến đa bội:

– Trong tiến hóa, các thể tự đa bội chẵn và dị đa bội góp phần tạo ra các loài mới một cách nhanh chóng.

– Tạo ra các giống cây trông có năng suất cao.