ID9-1155. Một đột biến gen lặn (kí hiệu là a) quy định kiểu hình da bạch tạng

Một đột biến gen lặn (kí hiệu là a) quy định kiểu hình da bạch tạng (da và tóc có màu trắng, còn mắt có màu hồng). Gen trội A quy định kiểu hình da bình thường. Cặp gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Một cặp vợ chồng đều có da bình thường sinh ra một người con trai có da bạch tạng. Cặp vợ chồng này có nên sinh con nữa không? Tại sao?

A. Vẫn có thể sinh con bình thường, vì khả năng sinh con bình thường là 75%.

B. Vẫn có thể sinh con bình thường, vì biểu hiện da bạch tạng chỉ là biểu hiện thường biến ở người con.

C. Không nên sinh con nữa, vì cả 2 vợ chồng đều đã mang một gen lặn a và khả năng sinh ra đứa con bị bạch tạng (aa) tiếp theo là 75%.

D. Không nên sinh con nữa, vì cả 2 vợ chồng đều đã mang một gen lặn a và khả năng sinh ra đứa con bị bạch tạng (aa) tiếp theo là 100%.

Lời giải

Họ bình thường nhưng con trai bị bạch tạng (aa) → Cả hai vợ chồng đều mang gen gây bệnh nên có kiểu gen: Aa × Aa

Nếu họ tiếp tục sinh con: Aa × Aa → 1AA : 2Aa : 1aa → tỷ lệ sinh con bị bệnh là 25%

Lời khuyên: Họ vẫn có thể sinh con, khả năng sinh con bình thường ở lần sinh sau là 75%

Đáp án A

Subscribe
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận