Mở đầu trang 185: Trái Đất là ngôi nhà chung của hàng triệu loài sinh vật. Cho đến nay, Trái Đất là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Các loài sinh vật sinh sống ở đâu trên Trái Đất?
Trả lời:
Các loài sinh vật ở trên Trái Đất sinh sống ở khắp các loại môi trường trên Trái Đất gồm môi trường trên cạn, môi trường nước, môi trường trong đất và môi trường sinh vật.
I. Khái niệm sinh quyển
Câu hỏi trang 185: Nêu khái niệm và các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển.
Trả lời:
– Khái niệm: Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường.
– Các thành phần cấu tạo chính của sinh quyển bao gồm: lớp đất (thuộc thạch quyển), lớp không khí (thuộc khí quyển) và lớp nước đại dương (thuộc thủy quyển).
II. Các khu sinh học chủ yếu
Câu hỏi trang 186: Quan sát Hình 45.2, cho biết việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau do những yếu tố nào quyết định.
Trả lời:
Việc hình thành các khu sinh học trên cạn khác nhau chủ yếu là do đặc tính khí hậu của mỗi vùng địa lí.
Hoạt động trang 187: Thảo luận nhóm, lấy ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học.
Trả lời:
Ví dụ về sinh vật ở các khu sinh học:
– Khu sinh học đồng rêu hàn đới: rêu, địa y, gấu trắng bắc cực, chim cánh cụt, tuần lộc, hươu, côn trùng…
– Khu sinh học rừng lá kim phương bắc: tùng, bách, thông, thỏ tuyết, linh miêu, chó sói, gấu…
– Khu sinh học rừng ôn đới: phong, sến đỏ, sồi, sóc, chim gõ kiến, hươu, lợn lòi, cáo, gấu.
– Khu sinh học đồng cỏ ôn đới: cỏ thấp, ngựa, sóc, sói…
– Khu sinh học rừng mưa nhiệt đới: dương xỉ, nấm, các loại cây gỗ, cây hòa thảo, khỉ, rùa, rắn, báo đốm, dơi, hổ, côn trùng…
– Khu sinh học sa mạc và hoang mạc: xương rồng, cỏ lạc đà, ngải, lạc đà, thằn lằn, rắn, sâu bọ cánh cứng…
– Khu sinh học nước ngọt: Cây sen, rong đuôi chó, bèo tây, cỏ thìa, thủy cúc, cá mè, cá chép, tôm sông, con trai, ốc bươu vàng…
– Khu sinh học biển: Cỏ biển, tảo biển, rong nho, san hô, bạch tuộc, mực, ốc hương, tôm hùm, cá chỉ vàng, cá thu, cá heo, cá voi, hải cẩu…