Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 11 năm học 2020-2021 THPT Hưng Đạo – Hải Dương

Giải đề thi học kì 2 Sinh lớp 11 năm học 2020-2021 THPT Hưng Đạo – Hải Dương

Câu 1:

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:

A. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

D. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 2:

Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào dưới đây của cây?

A. Ở chồi nách.

B. Ở chồi đỉnh.

C. Ở thân.

D. Ở đỉnh rễ.

Câu 3:

“Mỗi mảnh vụn cơ thể mẹ có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh” là mô tả về kiểu sinh sản nào sau đây?

A. Trinh sinh.

B. Phân mảnh.

C. Nảy chồi.

D. Phân đôi.

Câu 4:

Ở người, hoocmôn nào sau đây do tuyến giáp tiết ra?

A. Testostêrôn.

B. Tirôxin.

C. GH.

D. Ơstrogen.

Câu 5:

Nhóm động vật nào sau đây có hình thức thụ tinh ngoài:

A. Ếch, cá, nhái.

B. Ếch, cá, gà.

C. Mèo, chó, thỏ.

D. Rắn, gà, cá.

Câu 6:

Sinh sản hữu tính ở hầu hết động vật là một quá trình gồm các giai đoạn nối tiếp là:

A. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → thụ tinh tạo thành hợp tử.

B. phát triển phôi và hình thành cơ thể mới → thụ tinh tạo thành hợp tử → giảm phân hình thành tinh trùng và trứng.

C. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.

D. giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → thụ tinh tạo thành hợp tử → phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.

Câu 7:

Sinh sản vô tính ở động vật có các hình thức:

A. phân đôi, nảy mầm, phân mảnh, trinh sinh.

B. phân đôi, phân mảnh, nảy chồi, trinh sinh, tái sinh các bộ phận.

C. phân đôi, nảy chồi, trinh sinh, tái sinh các bộ phận.

D. phân đôi, nảy chồi, phân mảnh, trinh sinh.

Câu 8:

Bản chất của thụ tinh là:

A. là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành thể cực.

B. sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và thể cực của con cái để tạo thành hợp tử.

C. sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành hợp tử.

D. sự kết hợp giữa tế bào sinh tinh của con đực và tế bào sinh trứng của con cái để tạo thành thể cực.

Câu 9:

Biến thái là:

A.  Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

B.  Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

C.  Sự thay đổi từ từ về hình thái, cấu tạo và đột ngột về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

D.  Sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và từ từ về sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Câu 10:

Auxin có vai trò:

A. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra quả, tăng tốc độ phân giải tinh bột.

B. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra rễ phụ.

C. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, ra lá, tạo quả không hạt.

D. Kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, củ, kích thích sinh trưởng chiều cao của cây lấy sợi.

Câu 11:

Phát biểu nào sau đây về quang chu kỳ là đúng nhất?

A. sự ra hoa của thực vật khi ngày dài hơn đêm.

B. sự ra hoa của thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày đêm.

C. sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng của mặt trời cho cây, trong giai đoạn sinh trưởng.

D. sự ra hoa của thực vật khi ngày ngắn hơn đêm.

Câu 12:

Phân đôi là hình thức sinh sản có ở:

A. động vật đơn bào và động vật đa bào.

B. động vật đa bào.

C. các loài chân đốt.

D. động vật đơn bào và giun dẹp.

Câu 13:

Trong cơ chế điều hòa sinh tinh, LH kích thích:

A. tế bào kẽ sản sinh ra testosteron.

B. tuyến yên tiết FSH.

C. ống sinh tinh sản sinh ra tinh trùng.

D. tiết ra GnRH làm điều hòa nồng độ testosteron.

Câu 14:

Hạt được hình thành từ:

A. bầu nhụy.

B. hạt phấn.

C. noãn đã được thụ tinh.

D. bầu nhị.

Câu 15:

Thể vàng tiết ra các loại hoocmôn nào sau đây:

A. Progesteron, GnRH.

B. LH, FSH.

C. FSH, ơstrogen.

D. progesteron và ơstrogen.

Câu 16:

Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra:

A. chỉ từ một phần thân của cây.

B. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.

C. chỉ từ lá của cây.

D. chỉ từ rễ của cây.

Câu 17:

Hằng ngày phụ nữ có thể tránh được mang thai vì uống viên tránh thai:

A. Làm cho nồng độ các hoocmôn này trong máu giảm gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng.

B. Làm cho nồng độ các hoocmôn này trong máu giảm gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng.

C. Làm cho nồng độ các hoocmôn này trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi tăng tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng.

D. Làm cho nồng độ các hoocmôn này trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng.

Câu 18:

Quá trình nào ssau đây là kết quả của quá trình phát triển ở thực vật:

A. ra hoa.

B. tăng số lá.

C. hút nước và muối khoáng.

D. thoát hơi nước.

Câu 19:

Tương quan giữa GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lý khác nhau như thế nào?

A. Trong hạt khô, GA và AAB đạt trị số ngang nhau.

B. Trong hạt nảy mầm, AAB có trị số lớn hơn GA.

C. Trong hạt nảy mầm GA giảm mạnh, còn AAB đạt trị số cực đại.

D. Trong hạt khô GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại.

Câu 20:

Đặc điểm nào là nhược điểm của sinh sản hữu tính ở động vật?

A. Tạo ra các cá thể mới giống mẹ nên có thể dẫn đến tình trạng chết hàng loạt khi môi trường sống thay đổi.

B. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong thời gian ngắn, vì vậy mật độ cá thể trong quần thể quá đông có thể xuất hiện tình trạng di cư của các cá thể.

C. Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống mẹ nên không nhận diện được từng cá thể.

D. Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

Câu 21:

Hình ảnh sau mô tả phương pháp nhân giống vô tính nào ở thực vật?

A. Chiết cành.

B. Giâm cành.

C. Ghép chồi.

D. Ghép cành.

Câu 22:

Sinh vật nào sau đây có hình thức sinh sản trinh sinh:

A. Giun dẹp.

B. Ong.

C. Động vật đơn bào.

D. Bọt biển.

Câu 23:

Thực vật có sự biến đổi về hình thái, cây mọc trong bóng tối thì mọc vổng lên, còn ở ngoài sáng thì mọc chậm lại. Điều này chứng tỏ nhân tố ngoại cảnh nào sau đây đã ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật.

A. Ánh sáng.

B. Nhiệt độ.

C. Hàm lượng nước.

D. Ôxi.

Câu 24:

Khi cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc sẽ gây ra hậu quả gì?

A. Nòng nọc còn nhỏ nhưng đã có hình dạng của ếch.

B. Nòng nọc không lớn lên được.

C. Nòng nọc không hình thành đuôi.

D. Nòng nọc có kích thước khổng lồ nhưng không phát triển thành ếch được.

Câu 25:

Nhận xét nào dưới đây về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của động vật là không đúng?

A. Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho sự phát triển.

B. Sinh trưởng và phát triển ở tất cả các loài động vật gồm 2 giai đoạn chính là giai đoạn phôi và giai đoạn sau khi sinh.

C. Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau.

D. Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn luôn liên quan đến môi trường sống.

Câu 26:

Quan sát và cho biết hình sau đây minh họa hình thức sinh sản vô tính nào?

A. Trinh sinh.

B. Phân đôi.

C. Nảy chồi.

D. Phân mảnh.

Câu 27:

Vì sao sinh sản hữu tính tiến hóa hơn sinh sản vô tính?

A. Vì thế hệ sau có sự đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt với sự thay đổi của môi trường.

B. Vì thế hệ sau có tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền nên có lợi trong môi trường sống ổn định, ít biến động.

C. Vì cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

D. Vì thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Câu 28:

Ý nghĩa về mặt sinh học của hiện tượng thụ tinh kép là:

A. hình thành nội nhũ cung cấp cho cây phát triển.

B. tiết kiệm vật liệu di truyền (do sử dụng cả 2 tinh tử để thụ tinh).

C. hình thành nội nhũ chứa các tế bào đột biến tam bội.

D. cung cấp chất dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.

Câu 29:

Phân biệt sinh trưởng và phát triển qua biến thái và không qua biến thái ở động vật dựa vào bảng sau:

Tiêu chíQua biến tháiKhông qua biến thái
Đại diệnChâu chấu
Các giai đoạn  
Khái niệm  

Câu 30:

Trình bày nguyên tắc nhân bản vô tính ở động vật và ứng dụng của nó?

Câu 31:

Nêu điểm giống và khác nhau cơ bản giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật.

Câu 32:

Nêu chiều hướng tiến hóa về cơ quan sinh sản và hình thức sinh sản trong sinh sản hữu tính ở động vật.

Lời giải chi tiết

Câu 1:

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

Đáp án B

Câu 2:

Mô phân sinh đỉnh có ở chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ.

Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân. Như vậy mô phân sinh đỉnh không có ở thân.

Đáp án C

Câu 3:

Sinh sản phân mảnh là hình thức những mảnh nhỏ tách ra từ cơ thể mẹ phát triển thành những cơ thể mới.

Đáp án B

Câu 4:

Testostêrôn do tế bào kẽ trong tinh hoàn sinh ra.

Tirôxin do tuyến giáp tiết ra.

GH do tuyến yên tiết ra.

Ơstrogen do buồng trứng tiết ra.

Đáp án B

Câu 5:

Thụ tinh ngoài là hình thức con cái đẻ trứng vào môi trường nước còn con đực xuất tinh dịch lên trứng để thụ tinh, gặp ở ếch, cá, nhái.

Đáp án A

Câu 6:

Sinh sản hữu tính ở hầu hết các loài động vật là một quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp nhau:

– Hình thành tinh trùng và trứng.

– Thụ tinh (giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử)

– Phát triển phôi hình thành cơ thể mới.

Đáp án D

Câu 7:

Các hình thức sinh sản vô tính ở động vật là phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

Đáp án D

Câu 8:

Bản chất của thụ tinh là sự kết hợp giữa tinh trùng của con đực và trứng của con cái để tạo thành hợp tử.

Đáp án C

Câu 9:

Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.

Đáp án A

Câu 10:

Auxin kích thích nảy mầm của hạt, của chồi, kích thích ra rễ phụ.

Axin không kích thích ra lá nên C sai. Tăng tốc độ phân giải tinh bột và kích thích sinh trưởng chiều cao của cây là tác dụng của Gibêrelin nên A,D sai.

Đáp án B

Câu 11:

Quang chu kì là hiện tượng sự ra hoa ở thực vật phụ thuộc vào tương quan độ dài ngày và đêm.

Đáp án B

Câu 12:

Sinh sản bằng cách phân đôi có ở động vật đơn bào và giun dẹp.

Đáp án D

Câu 13:

LH do tuyến yên tiết ra sẽ kích thích tế bào kẽ tiết ra hoocmôn testostêrôn.

Đáp án A

Câu 14:

Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát triển thành hạt.

Đáp án C

Câu 15:

LH làm trứng chín, rụng và tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmôn prôgestêrôn và ơstrôgen.

Đáp án D

Câu 16:

Sinh sản sinh dưỡng của thực vật bằng một phần cơ quan sinh dưỡng của cây: lá, thân củ, thân rễ, thân,…

Đáp án B

Câu 17:

Khi uống viên tránh thai (chứa progesteron hoặc progesteron + ơstrogen) làm cho nồng độ các hoocmôn này trong máu tăng cao gây ức chế tuyến yên và vùng dưới đồi giảm tiết GnRH, FSH và LH và trứng không chín và rụng.

Đáp án D

Câu 18:

Qúa trình tăng là số lá cây là quá trình sinh trưởng. Cây hình thành cụm hoa (phân hóa cấu trúc mới) là quá trình phát triển.

Đáp án A

Câu 19:

Tương quan giữa chất kích thích và chất ức chế là GA/AAB điều tiết trạng thái sinh lí của hạt.

Trong hạt khô, GA rất thấp, AAB đạt trị số cực đại.

Trong hạt nảy mầm. GA tăng nhanh và đạt trị số cực đại, còn AAB giảm xuống rất mạnh.

Đáp án D

Câu 20:

Sinh sản hữu tính cần sự kết hợp giao tử đực và giao tử cái nên phải có sự gặp gỡ của các cá thể khác nhau, do đó khi mật độ quần thể thấp, tỉ lệ gặp gỡ giữa các cá thể trong quần thể sẽ thấp, dẫn đến tỉ lệ sinh sản bị giảm.

Đáp án D

Câu 21:

Giâm cành là hình thức cắt thân một cây thành đoạn dài 10-15 cm, đem các đoạn cắm nghiêng cho đầu dưới vào đất ẩm, một phần cành ở trên mặt đất.

Đáp án B

Câu 22:

Trinh sinh là hình thức sinh sản trong đó tế bào trứng không thụ tinh phát triển thânhf cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n). Ví dụ ở ong mật, ong chúa đẻ rất nhiều trứng, những trứng không thụ tinh phát triển thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bội.

Đáp án B

Câu 23:

Cây mọc trong tối và cây mọc ngoài sáng khác nhau về điều kiện ánh sáng.

Đáp án A

Câu 24:

Tuyến giáp tiết ra hoocmôn tiôxin. Ở lưỡng cư , tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch. Cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc sẽ gây thiếu tirôxin, nòng nọc không biến thành ếch được.

Đáp án D

Câu 25:

Ở người quá trình phát triển chia làm 2 giai đoạn là giai đoạn phôi thai và giai đoạn sau sinh. Ở động vật phát triển qua biến thái thì quá trình phát triển gồm 2 giai đoạn là giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi. Do đó phát biểu B sai.

Đáp án B

Câu 26:

Chồi bắt đầu nhô ra từ một điểm cụ thể trên cơ thể mẹ và tách ra, phát triển thành một cá thể mới.

Đáp án C

Câu 27:

Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử, thế hệ sau có sự tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường.

Đáp án D

Câu 28:

Thụ tinh kép cùng lúc tạo ra hợp tử 2n và nhân 3n khở đầu của nội nhũ cung cấp dinh dưỡng cho sự phát triển của phôi và thời kì đầu của cá thể mới.

Đáp án D

Câu 29:

Tiêu chíQua biến tháiKhông qua biến thái
Đại diệnChâu chấu
Các giai đoạnCon non phát triển thành con trưởng thành cần trải qua giai đoạn lột xácCon non phát triển thành con trưởng thành không trải qua giai đoạn lột xác
Khái niệmCon non có sự thay đổi đột ngột hình thái, cấu tạo và sinh lí mới biến đổi thành con trưởng thànhCon non có các đặc điểm hình thái, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành

Câu 30:

Nhân bản vô tính là chuyển nhân của một tế bào xôma 2n vào một tế bào trứng đã lấy mất nhân, rồi kích thích tế bào trứng đó phát triển thành một phôi. Phôi này tiếp tục phát triển thành một cơ thể mới. Cơ sở của phương pháp nhân bản vô tính là dựa chủ yếu trên phân bào nguyên nhiễm, các tế bào phân chia và phân hóa để tạo thành cá thể mới.

– Ứng dụng kĩ thuật nhân bản vô tính để tạo các mô, các cơ quan mong muốn, từ đó thay thế các mô, cơ quan bị bệnh, bị hỏng ở người bệnh.

Câu 31:

Câu 32:

Chiều hướng tiến hoá trong sinh sản hữu tính ở động vật :

– Về cơ quan sinh sản :

+ Từ chưa có sự phân hoá giới tính đến có sự phân hoá giới tính (đực, cái).

+ Từ chưa có cơ quan sinh sản chuyên biệt đến có cơ quan sinh sản rõ ràng.

+ Từ các cơ quan sinh sản đực cái nằm trên cùng một cơ thể (lưỡng tính) đến các cơ quan này nằm trên các cơ thể riêng biệt : cá thể đực và cá thể cái (đơn tính).

– Về phương thức sinh sản :

+ Từ thụ tinh ngoài trong môi trường nước đến thụ tinh trong với sự hình thành cơ quan sinh dục phụ, bảo đảm cho xác suất thụ tinh cao và không lệ thuộc vào môi trường.

+ Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo (giao phối), bảo đảm cho sự đổi mới vật chất di truyền.

Thụ tinh chéo chủ yếu xảy ra ở các động vật đơn tính, tuy nhiên ở một số động vật lưỡng tính cũng xảy ra thụ tinh chéo do sự chín không đồng đều của các giao tử hoặc các cơ quan sinh dục đực và cái nằm xa nhau trên cơ thể

– Về bảo vệ phôi và chăm sóc con :

Càng lên cao theo bậc thang tiến hoá, các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển phôi từ trứng đã thụ tinh càng tỏ ra hữu hiệu:

+ Từ trứng phát triển hoàn toàn lệ thuộc vào điều kiện môi trường xung quanh đến bớt lệ thuộc.

+ Từ con sinh ra không được bảo vệ chăm sóc, nuôi dưỡng đến được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng.

Chính những đặc điểm tiến hoá đó trong hình thức sinh sản của động vật đã đảm bảo cho tỉ lệ sống sót của các thế hệ con cái ngày càng cao và do đó tỉ lệ sinh ngày càng giảm. Sự giảm tỉ lệ sinh cũng là một dấu hiệu tiến hoá trong sinh sản.

Subscribe
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận