Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn Sở GD&ĐT Hà Nội (có lời giải)

Đề thi thử THPT Quốc gia 2023 môn Văn Sở Hà Nội

ĐÁP ÁN

I. Đọc hiểu

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Câu 2: Theo đoạn trích, về mặt trí tuệ cảm xúc “hy vọng” có nghĩa là không lùi bước trước lo lắng, không buông tay hoặc chán nản khi đương đầu với khó khăn hay thất vọng.

Câu 3:

Nhận xét “mọi thứ đều có thể có hy vọng” khiến bản thân tôi nghĩ rằng trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn, trở ngại nào chỉ cần chúng ta có niềm tin, lạc quan suy nghĩ theo hướng tích cực thì nhất định sẽ có được một kết quả tốt đẹp. Bởi lẽ, sẽ luôn có lối đi cho bạn chỉ cần bạn không bỏ cuộc và giữ vững niềm tin. Sau ngày mưa sẽ là ngày nắng, sau khó khăn sẽ là thành công, hạnh phúc. Điều quan trọng nhất là chúng ta cần giữ được hy vọng vào những điều tốt đẹp.

Câu 4: Tôi đồng tình với quan điểm “chia một nhiệm vụ khó khăn thành những nhiệm vụ nhỏ dễ thực hiện hơn” vì: Khi chia nhỏ nhiệm vụ ra sẽ giúp chúng ta nhìn rõ được mình cần phải làm cụ thể những việc gì. Chúng ta chủ động sắp xếp được thứ tự những việc từ dễ đến khó, thực hiện những việc đơn giản trước sau đó làm những việc với mức độ khó khăn hơn. Sau khi đã hoàn thành từng nhiệm vụ nhỏ cũng là lúc nhiệm vụ lớn sẽ được hoàn thành. Chúng ta không nên ôm đồm quá nhiều thứ cùng một lúc điều đó khiến chúng ta dễ bị rối, không biết nên bắt đầu từ đâu. Hãy áp dụng phương thức hiệu quả này vào việc xử lý những vấn đề trong cuộc sống.

II. Làm văn

Câu 1.

1. Giới thiệu vấn đề nghị luận: tầm quan trọng của sự tự tin trong cuộc sống.

2. Giải thích.

– Tự tin là: là sự tin tưởng vào khả năng, giá trị và sức mạnh của bản thân mình, việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn, không hoang mang dao động. => Sự tự tin có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người.

3. Bàn luận.

– Mỗi người có một thế mạnh, tài năng riêng, bởi vậy cần tự tin vào chính mình mới có thể vươn đến thành công.

– Vai trò của sự tự tin:

+ Tự tin giúp ta vững tin vào cuộc , thêm yêu đời hơn, giúp ta vượt qua nỗi sợ hãi, bi quan, chán nản.

+ Tự tin giúp ta có thể dễ dàng tỏa sáng những tài năng của mình.

+ Tự tin và yếu tố quan trọng giúp ta thành công.

+ Tự tin tạo ra một con người tràn đầy năng lượng tích cực, lan tỏa những điều tốt đẹp đến những người xung quanh.

– Học sinh lấy dẫn chứng phù hợp.

– Phê phán, lên án những con người thiếu tự tin dẫn đến tự ti, mặc cảm dễ thất bại trong cuộc sống.

4. Tổng kết vấn đề.

Câu 2. 

I. Giới thiệu chung

– Nguyễn Khoa Điềm là một nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Phong cách nghệ thuật đậm chất triết lí, giàu chất suy tưởng.

– Đoạn trích Đất Nước nằm trong tập trường ca Mặt đường khát vọng của được viết trong thời kì chống Mĩ. Đoạn trích là cách định nghĩa mới mẻ về đất nước với tư tưởng bao trùm “Đất nước của nhân dân”.

– Khái quát vấn đề: Phân tích đoạn thơ; từ đó, nhận xét quan niệm về Đất Nước được thể hiện trong đoạn thơ.

II. Phân tích

1. Phân tích đoạn trích:

* Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm khi tác giả đi lý giải, định nghĩa về đất nước.

* Cội nguồn của đất nước:

– Tác giả khẳng định một điều tất yếu: “Khi ta lớn lên đất nước đã có rồi”, điều này thôi thúc mỗi con người muốn tìm đến nguồn cội đất nước.

+ “Ta”: người đại diện nhân xưng cho cả một thế hệ nói lên ý thức tìm hiểu cội nguồn.

+ Thôi thúc con người tìm hiểu cội nguồn của đất nước

– Nguyễn Khoa Điềm đã tìm hiểu và lý giải cội nguồn của đất nước: Đất nước bắt đầu bằng lời kể của mẹ, miếng trầu bà ăn, từ phong tục tập quán quen thuộc, từ tình nghĩa thủy chung,..

– Đất nước được cảm nhận bằng chiều dài của thời gian, chiều rộng của không gian và chiều sâu của lịch sử văn hóa dân tộc.

* Sự cảm nhận đất nước ở phương diện lịch sử, văn hóa

– Đất nước gắn liền với nền văn hóa lâu đời của dân tộc:

+ Câu chuyện cổ tích, ca dao

+ Phong tục của người Việt: ăn trầu, bới tóc

– Đất nước lớn lên từ trong đau thương, vất vả cùng với cuộc trường chinh của con người:

+ Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, gắn liền với hình ảnh cây tre – biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.

– Gắn với nền văn minh lúa nước, lao động vất vả

– Đất nước gắn liền với những con người sống ân tình, thủy chung.

* Nghệ thuật:

– Sử dụng thành công chất liệu văn học dân gian

– Giọng thơ tâm tình, nhẹ nhàng

=> Đoạn thơ mở đầu giản dị, thân thiết như câu chuyện kể, giọng thơ thâm trầm, trang nghiêm làm cho suy tư về cội nguồn đất nước giàu chất triết luận mà vẫn tha thiết, trữ tình. Lý giải một khái niệm lớn lao bằng những hình ảnh bình dị, quen thuộc để khẳng định: Đất nước đã có từ rất lâu đời, sự hình thành phát triển của đất nước gắn với những gì nhỏ bé, bình dị, thân thuộc trong mỗi đời sống con người Việt Nam.

2. Nhận xét quan niệm của nhà thơ về Đất Nước.

– Khi lí giải đất nước có từ đâu, tác giả đã lí giải bằng những gì gần gũi, thân thuộc trong mỗi gia đình chúng ta (với những câu chuyện “ngày xửa ngày xưa”, với miếng trầu mang đậm nét văn hóa dân tộc, với truyền thuyết sâu thẳm trong tâm hồn Việt “Thánh Gióng”.

– Đất nước được cảm nhận trong chiều sâu tâm hồn nhân dân và văn hóa, lịch sử: Đất nước là phong tục “búi tóc sau đầu”, là vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của dân tộc “gừng cay muối mặn”.

– Đất nước gắn liền với nền văn minh lúa nước lâu đời “hạt gạo phải một nắng hai sương say, giã, giần, sàng”

– Đất nước còn được cảm nhận bằng những phong tục dân dã, gần gũi của dân tộc bằng những cái tên nôm na, giản dị “cái kèo, cái cột thành tên”.

=> Đất Nước dưới quan niệm của Nguyễn Khoa Điềm không phải của riêng ai. Đất Nước được sinh ra từ nhân nhân, hình thành trong nhân dân và thuộc về nhân dân.

III. Kết luận: Khái quát lại vấn đề.