Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh của trường THCS Đại Yên năm học 2021 – 2022

Đề thi giữa kì 1 lớp 8 môn Sinh của trường THCS Đại Yên năm học 2021 – 2022

MÃ ĐỀ 1

A. TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm) Chọn câu trả lời đúng viết vào phần bài làm:

1. Tế bào ở cơ thể người gồm mấy phần chính:

a. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

b. Màng sinh chất, chất tế bào và nhân con.

c. Màng sinh chất, chất tế bào, diệp lục và nhân.

d. Màng, diệp lục và nhân.

2. Xương to ra nhờ sự phân chia và hóa xương của tế bào:

a. Sụn xương

b. Màng xương

c. Mô xương cứng

d. Khoang xương

3. Máu gồm các thành phần :

a. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

b. Hồng cầu, huyết tương.

c. Huyết tương và các tế bào máu.

d. Huyết tương, huyết thanh, hồng cầu,

4. Ở người có 4 nhóm máu là:

a. A, B, C, D.

b. AB, A, B, C.

c. O, AB, BC, A.

d. O, A, B, AB

Câu 2. Hãy chọn nội dung ở cột A với nội dung ở cột B sao cho đúng về chức năng của các loại mô, rồi ghi kết quả vào phần bài làm: Ví dụ: 1. a……(2đ)

Cột ACột B

1. Mô biểu bì.

2. Mô liên kết.

3. Mô cơ.

4. Mô thần kinh

a. Co, dãn

b. Tiếp nhận kích thích, xử lý thông tin và điều khiển các hoạt động của cơ thể.

c. Bảo vệ, hấp thụ và tiết.

d. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan.

B. TỰ LUẬN. (6 điểm)

Câu 1. Lấy ví dụ về phản xạ và phân tích cung phản xạ đó? (2đ)

Câu 2. Nguyên nhân gẫy xương thường gặp do đâu? Khi gặp người bị ngã gãy xương cánh tay, thì em cần làm gì để sơ cứu và băng bó cho người đó? (2đ)

Câu 3. Vì sao người có nhóm máu AB không thể truyền cho người có nhóm máu O? Nêu các nguyên tắc cần tuân thủ khi truyền máu? (2đ)

 

Lời giải chi tiết

A. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1:

1. Tế bào ở cơ thể người gồm 3 phần chính: Màng sinh chất, chất tế bào và nhân.

Đáp án a

2. Xương to ra nhờ sự phân chia và hóa xương của tế bào màng xương

Đáp án b

3. Máu gồm: huyết tương và các tế bào máu.

Đáp án c

4. Ở người có 4 nhóm máu là: O, A, B, AB

Đáp án d

Câu 2.

1c, 2d, 3a, 4b

B. TỰ LUẬN.

Câu 1.

Ví dụ: Khi ta nghe thấy tiếng gọi tên mình ở phía sau, ta quay đầu lại, đó là phản xạ

Phân tích phản xạ: Âm thanh gọi tên ta kích thích vào cơ quan thụ cảm thính giác làm phát sinh xung thần kinh truyền theo dây thần kinh hướng tâm về thần kinh trung ương, từ thần kinh trung ương phát đi xung thần kinh theo dây thần kinh ly tâm tới cơ quan phản ứng làm ta quay đầu lại phía có tiếng gọi.

Câu 2.

Nguyên nhân gẫy xương:

Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta gãy xương. Hầu hết gãy xương đều do chấn thương, do lực uốn bẻ (hoặc xoắn vặn) trực tiếp hoặc gián tiếp gây nên như: té ngã, tai nạn giao thông, tai nạn lao động…

Nhưng cũng có trường hợp gãy xương tự nhiên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do bệnh lý như: loãng xương, lao xương, u xương ác tính, viêm xương tủy…

Gãy xương còn do hoạt động quá nhiều. Khi cơ thể hoạt động quá nhiều dẫn đến cơ bắp chịu nhiều áp lực lên xương, gây gãy xương. Gãy xương do mệt mỏi căng thẳng thường xảy ra phổ biến ở các vận động viên.

Sơ cứu và băng bó cho người gãy xương cánh tay:

– Cần để cánh tay bị gãy sát thân mình nạn nhân, cẳng tay vuông góc với cánh tay.

– Tiếp theo đặt 2 nẹp, nẹp trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu.

– Dùng 2 dây rộng bản buộc cố định nẹp ở trên và ở dưới ổ gãy.

– Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay treo trước ngực, cẳng tay vuông góc với cánh tay, bàn tay cao hơn khuỷu tay, bàn tay để ngửa.

– Dùng băng rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên lành.

Câu 3.

Nhóm máu AB ko thể truyền cho nhóm máu O vì trong nhóm máu AB chỉ có kháng nguyên, ko có kháng thể nên khi truyền cho nhóm máu O sẽ gây kích thích cơ thể, kết dính hồng cầu.

Để truyền máu không gây tai biến thì phải tuân theo các nguyên tắc sau:

– Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu

– Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gây nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu

→ Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu