Đề kiểm tra học kỳ 2 Ngữ văn lớp 9 năm 2023 Phòng GD&ĐT quận Bình Thạnh

I. ĐỌC HIỂU (4.0 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

(1) Bạn sẽ biết mình đã tìm được đam mê khi tài năng, hiểu biết, năng lương, sự tập trung và sự tận tuy của ban đều hội tụ vào một việc gì đó theo một cách khiến bạn phân khởi, hào hứng giống như một đứa trẻ say sưa chơi một trò chơi nó thích. Công việc và thủ vui của bạn hoà làm một. Những gì bạn làm trở thành một phần con người bạn.

(2) Niềm đam mê của bạn dẫn bạn đến với mục đích sống. Cả hai yếu tố đó được kích hoạt khi bạn đặt niềm tin vào khả năng của mình và chia sẻ với thế giới. Bạn tồn tại trên cuộc đời này vì mục đích của cuộc đời bạn, cũng như tôi sống trên đời này vì mục đích của tôi. Từng phần của con người bạn – từ tâm hồn, thể xác, sức mạnh tinh thần, những tài năng độc đảo và trải nghiệm sống – đều tồn tại để thoả mãn mục đích sống.

(3) Nếu bạn chưa thể xác định được niềm Gam mê của mình là gì, thì bạn hãy tự hỏi bản thân những câu hỏi sau đây. Việc gì thúc đẩy bạn. Việc gì khiến ban phản khởi mỗi ngày? Việc gì bạn làm một cách từ nguyên, chỉ mong sống với nó mà thôi. Việc gì khiến bạn làm mãi không chán? Có việc gì đó mà bạn sẵn sàng từ bỏ mọi việc khác để làm không màng đến sự sở hữu vật chất và sự an nhận — chỉ cản được làm việc đó bởi vì ban cảm thấy thật hạnh phúc khi mình được làm nó? Việc gì khiến bạn cảm thấy thực sự bị thói thúc để thực hiện và hoàn thành cho bằng được?

(Theo Nick Vujic Sống cho điều ý nghĩa hơn, NXB Tổng hợp)

Câu 1 (1.0 điểm): Tìm một phép liên kết và một thành biệt lập có trong đoạn (2) của văn bản.

Câu 2 (1.0 điểm): Cho biết nội dung của văn bản trên

Câu 3 (1.0 điểm): Em có đồng tỉnh với quan điểm: đam mê khiến bạn phần chân mỗi ngày không? Vì sao? (Trả lời trong khoảng 4 đến 6 dòng),

Câu 4 (1,0 điểm): Theo em, làm thế nào để theo đuổi đam mê của chính mình? (Nếu ít nhất hai cách).

II. LÀM VĂN (6,0 điểm)

“Vẻ đẹp của con người Việt Nam” là nguồn cảm hứng trong nhiều tác phẩm văn học. Em hãy viết bài văn trình bày cảm nhận về đoạn trích sau để làm rõ vẻ đẹp ấy. Từ đó liên hệ với một khổ thơ (hoặc đoạn trích) khác để thấy điểm gặp gỡ giữa những tác giả khi viết về chủ đề này.

              “Sống như sông như suối
              Lên thác xuống ghềnh
              Không lo cực nhọc
              Người đồng minh thô sơ da thịt
              Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
              Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
              Còn quê hương thì làm phong tục. ”

(Trích “Nói với con” – Y Phương)