Bài 21: Công nghệ tế bào

Các phương pháp lai tạo giống vật nuôi và cây trồng truyền thống tạo ra các cá thể con mang những đặc tính di truyền giống bố mẹ và những đặc điểm sai khác so với bố mẹ. Vậy, để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần cơ thể (mô hoặc tế bào) và mang đặc điểm giống hệt cơ thể bố, mẹ thì người ta thường dùng phương pháp nào? Tại sao?

I. Công nghệ tế bào là gì?

1. Quan sát Hình 21.1 và 21.2, cho biết thế nào là công nghệ tế bào.

Nêu những thành tựu của công nghệ tế bào mà em biết.

2: Cơ sở khoa học của công nghệ tế bào là gì?

3: Quan sát Hình 21.2 và 21.3, cho biết nguyên lí để thực hiện công nghệ tế bào là gì.

4: Quan sát Hình 21.3 và 21.4, cho biết tính toàn năng của tế bào là gì. Tính toàn năng của tế bào thực vật và động vật giống hay khác nhau?

II. Công nghệ tế bào thực vật

5: Hãy cho biết mô sẹo có thể phát triển thành bộ phận nào của cây con?

6: Trình bày tóm tắt quy trình thực hiện nhân giống cây trồng bằng công nghệ tế bào thực vật.

III. Công nghệ tế bào động vật

7: Quan sát Hình 21.6 và trình bày quy trình thực hiện nhân bản vô tính vật nuôi.

8: Quan sát Hình 21.7 và cho biết thế nào là cấy truyền phôi động vật.

9: Trình bày sơ đồ quy trình cấy truyền phôi động vật.

Trong thực tế, đã có những thành tựu công nghệ tế bào động vật nào được đưa vào ứng dụng và sản xuất?

Bài tập

1: Vì sao tính toàn năng của tế bào là cơ sở để thực hiện công nghệ tế bào?

2: Hãy phân tích các bước thực hiện quy trình nhân giống bằng công nghệ tế bào thực vật ở cà rốt và nhân bản cừu Dolly bằng công nghệ tế bào động vật.

3: Sưu tầm hình ảnh và thông tin trên sách, báo,… về các phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào thực vật (như nuôi cấy hạt phấn, dung hợp tế bào trần…) và chia sẻ với bạn.

4: Nhân bản vô tính và cấy truyền phôi ở động vật có những đặc điểm gì giống và khác nhau.