Bài 16. Công nghệ tế bào

Người ta có thể nuôi mảnh mô lá, thân, rễ trong môi trường nhân tạo (hỉnh 16.1) để nhân giống nhanh tạo ra hàng loạt cây con. Việc nhân nhanh giống cây như trên có ý nghĩa như thế nào trong thực tiễn?

I. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO?

II. NGUYÊN LÍ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

1. Quan sát hình 16.2, trình bày sự khác nhau giữa biệt hóa và phản ứng biệt hóa tế bào.

1. Trong hai loại tế bào (hồng cầu và hợp tử) thì loại nào có tính toàn năng? Giải thích.

Trong thực tiễn sản xuất, người nông dân thường dùng kĩ thuật giâm cành đối với một số cây trồng như sắn, mía, rau muống, khoai lang,… Đặc tính nào của tế bào thực vật là nguyên lý để thực hiện kĩ thuật trên?

III. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT

2. Vì sao người ta thường áp dụng kĩ thuật vi nhân giống để nhân nhanh các giống cây quý hiếm như các cây dược liệu, cây gỗ quý, cây thuộc loài nằm trong Sách Đỏ (ví dụ: lan kim tuyến, sâm ngọc linh,…)? Kĩ thuật này có ý nghĩa gì?

2. Trình bày các ứng dụng của vi nhân giống.

3. Kể tên một số giống cây trồng được tạo ra bằng công nghệ tế bào mà em biết.

Tìm hiểu vì sao một số cây trồng chuyển gene mang nhiều đặc tính tốt về năng suất và phẩm chất nhưng việc trồng và tiêu thụ các sản phẩm của cây trồng chuyển gene vẫn gây những tranh luận trái chiều ở nhiều nơi trên thế giới

IV. MỘT SỐ THÀNH TỰU CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

4. Nêu một số thành tựu về nuôi cấy tế bào động vật để tạo mô, cơ quan thay thế mà em biết.

3. Quan sát hình 16.5 và cho biết tế bào gốc được kích hoạt từ tế bào sinh dưỡng có thể biệt hoá để tạo thành các dòng tế bào nào. Nếu dùng dòng tế bào gốc này để điều trị cho người khác thì có thể gặp những khó khăn gì?

5. Nêu ví dụ chuyển gene ở động vật cho sản phẩm dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh ở người.

6. Trình bày một số ứng dụng của nhân bản vô tính động vật.