6: Quan sát Hình 27.5 và 27.6, hãy mô tả quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính và bể UASB.

6: Quan sát Hình 27.5 và 27.6, hãy mô tả quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính và bể UASB.

Lời giải:

Quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bùn hoạt tính:

+ Tạo kết tủa từ nước thải sơ cấp: Quá trình này được thực hiện ở bể sục khí, các nguyên liệu được đưa vào bằng 3 đường ống:

Ống 1: Đưa nước thải đã được xử lý sơ cấp vào bể sục khí

Ống 2: Không khí chứa O2 được bơm vào để cung cấp cho hoạt động của vi sinh vật.

Ống 3: Đưa phần bùn hoạt tính vào bể sục khí.

Ở giai đoạn này, các vi sinh vật sử dụng các chất gây ô nhiễm trong nước (các hợp chất của N, P,…) làm dinh dưỡng và tạo ra sản phẩm là các cặn kết tủa lơ lửng trong nước.

+ Lắng cặn, đưa nước sạch qua bể khử trùng và xả:

Nước sau khi được xử lý ở bể sục khí sẽ được đưa qua bể lắng để lọc cặn ra khỏi nước. Bùn lắng ở đáy bể được chuyển về bể lắng để tiếp tục phân giải yếm khí, còn bùn hoạt tính tiếp tục được đưa lại để xử lý nước ở chu kì mới.

Quá trình xử lí nước thải bằng phương pháp bề UASB:

Cấu tạo của một bể UASB gồm có 3 phần: hệ thống phân phối nước đáy bể, tầng xử lý và hệ thống tách pha.

+ Hệ thống phân phối nước đáy bể là nơi nước thải được đưa vào bằng hệ thống ống phun nước thải

+ Tầng xử lý: Ở giữa hệ thống phân phối nước và tầng xử lý có tấm lọc ngăn cách hai phần. Ở phần này có các vi khuẩn kị khí có trong vùng bùn hoạt tính xử lý nước thải. Nước thải sau khi được xử lý tạo thành các sản phẩm gồm khí, bùn và nước đã xử lý.

+ Hệ thống tách pha: Ở phần này, các sản phẩm sau xử lý nước thải sẽ được tách ra và đưa đến những nơi xử lý sản phẩm tiếp theo khác nhau: Khí sau khi được tạo ra sẽ bay hơi và bị chặn lại bởi các tấm chắn khí và tiến hành thu khí gas. Nước được tách ra khỏi bùn lắng và tràn theo các màng răng cưa để đến chốt dẫn sang bể xử lý tiếp theo.