Soạn bài Ôn tập trang 79 – Chân trời sáng tạo

Câu 1 trang 79: Điền thông tin phù hợp vào bảng sau (làm vào vở):

Soạn bài Ôn tập trang 79 | Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 10 (ảnh 1)

Trả lời:

Văn bảnChủ đềHình thức nghệ thuật đặc sắc
Hương Sơn phong cảnhTình yêu thiên nhiên, phong cảnh, đất nước.Điệp từ, từ ngữ biểu cảm, bộc lộ trực tiếp, từ láy.
Thơ duyênThiên nhiên, tình yêu.Hình ảnh trữ tình; từ láy; nghệ thuật tả cảnh giàu cảm xúc; lấy hình ảnh thiên nhiên để nói về “duyên” của con người.
Lời má năm xưaSự giao cảm giữa thiên nhiên và con người.Hình thức kể chuyện hồi tưởng; sử dụng ngôi kể thứ nhất; từ ngữ đặc trưng của vùng miền.
Nắng đã hanh rồiThiên nhiênCách gieo vần độc đáo; từ ngữ gợi hình.

Câu 2 trang 79: Xác định dạng thức xuất hiện của chủ thể trữ tình ở mỗi bài thơ trong bài học này.

Trả lời:

– Bài Hương Sơn phong cảnh: chủ thể trữ tình ẩn danh.

– Bài Thơ duyên và Nắng đã hanh rồi: chủ thể trữ tình xuất hiện trực tiếp với đại từ nhân xưng “anh” và “em”.

Câu 3 trang 79: Từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này, bạn rút ra được những lưu ý gì trong cách đọc hiểu một văn bản thơ trữ tình?

Trả lời:

Một số lưu ý bản thân rút ra được từ việc đọc hiểu các văn bản thơ trong bài học này:

– Cần đọc kĩ các bài thơ từ 2 -3 lần.

– Biết được hoàn cảnh sáng tác và phong cách sáng tác của tác giả.

– Chú ý một số từ ngữ đặc biệt.

– Ý nghĩa, thông điệp tác giả muốn gửi gắm.

– Xác định chính xác chủ thể trữ tình trong văn bản.

Câu 4 trang 79: Hãy rút ra những điều cần lưu ý:

– Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.

– Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm thơ.

Trả lời:

– Khi viết bài văn phân tích, đánh giá một bài thơ.

+ Có dàn ý chi tiết.

+ Đầy đủ bố cục của một bài viết hoàn chỉnh.

+ Luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, thuyết phục, mạch lạc.

+ Nên có sự kết hợp xen kẽ giữa nội dung và nghệ thuật.

– Giới thiệu, đánh giá nội dung, nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

+ Có dàn ý chi tiết.

+ Xác định đúng đề tài, đối tượng người nghe.

+ Chú ý giọng đọc rõ ràng, âm vực vừa phải, luôn hướng mắt về phía người nghe.

+ Nên tạo không khí sôi động cho buổi thuyết trình.

Câu 5 trang 79: Viết bài văn phân tích, đánh giá tình cảm với thiên nhiên trong một bài thơ bạn đã đọc.

Trả lời:

Dàn ý

1. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Tình cảm với thiên nhiên trong Vọng Nguyệt (Ngắm Trăng) của Hồ Chí Minh.

2. Thân bài

a. Hai câu thơ đầu: Cuộc sống khổ cực, gian lao của bác nơi ngục tù.

– Điệp cấu trúc “không…không” => nhấn mạnh sự thiếu thốn về vật chất trong tù.

– Tình cảm của Bác với thiên nhiên luôn sâu đậm nên đứng trước ánh trăng sáng, bác trở nên “khó hững hờ”.

– Hai hình ảnh đối lập: ánh sáng của trăng và bóng tối nơi ngục tù.

=> Hoàn cảnh ngắm trăng khá đặc biệt, vầng trăng chính là thứ ánh sáng duy nhất mà người khó lòng bỏ qua.

b. Hai câu thơ cuối: Sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.

– Sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa => vầng trăng trở nên đẹp và có hồn hơn.

– Cuộc vượt ngục tinh thần của Bác.

=> Ánh trăng soi qua khung cửa sổ nơi nhà tù đã trở thành tri âm, tri kỉ của người tù cách mạng.

3. Kết bài

Khẳng định lại vấn đề.

Bài viết chi tiết

“Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp

Mây gió, trăng hoa, tuyết núi sông”.

      Thiên nhiên đã trở thành nơi chốn bình yên để tâm hồn thanh khiết của người nghệ sĩ nương náu, không vướng bụi trần. Đối với vị lãnh tụ Hồ Chí Minh – người chiến sĩ cách mạng cộng sản lại đến với thiên nhiên trong hoàn cảnh trớ trêu nhưng vẫn toát lên tình yêu sâu đậm dành cho thiên nhiên.

“Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”

     Mở đầu thi phẩm là những vần thơ phác họa một cách chân thực cuộc sống trong tù khổ cực và gian lao của Bác. Điệp cấu trúc “không…không…” đã khắc họa cuộc sống khó khăn, thiếu thốn nơi chốn ngục tù. Thời xưa, rượu và hoa đã trở thành thú vui tao nhã không thể thiếu cho những người lãng tử vì nghệ thuật, trong những buổi ngắm trăng đầy lãng mạn. Hình ảnh trăng lúc này càng trở nên rõ nét và sinh động hơn.

Bác đắm say trước cảnh đẹp đêm trăng. Vầng trăng ấy đã chiếu rọi tâm hồn thi nhân, khúc xạ những cảm xúc, những rung động với hoàn cảnh thực tại khiến bác có chút bối rối. Trăng luôn là nguồn cảm hứng bất tận của các thi nhân. Từ đó có thể thấy hoàn cảnh ngắm trăng của Bác khá đặc biệt, không được tự do, thoải mái. Tuy nhiên, hình ảnh vầng trăng đã xua đi mọi khó khăn đó. Ánh sáng của vầng trăng đối lập hoàn toàn với góc tối nơi ngục tù. Đó chính là ánh sáng duy nhất của người chiến sĩ cách mạng nên “khó hững hờ”.

Hai câu thơ kết, tác giả cho người đọc thấy rõ sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”.

     Tuy có sự đối lập những khi tất cả hòa vào làm một lại tạo nên một bức tranh rất đỗi trữ tình và lãng mạn. Hình ảnh thi nhân được khắc họa nổi bật ở khía cạnh người chiến sĩ không chút vướng bận, khổ đau trước sự gò bó, thiếu thốn nơi nhà tù. Trước hoàn cảnh đó, Bác đã quên đi thế giới hữu hình xung quanh mình để thưởng nguyệt và vẫn giữ một phong thái ung dung, lạc quan, tự tại.

Biện pháp nhân hóa được sử dụng “Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”, vầng trăng trở nên tuyệt đẹp và thật có hồn. Ánh trăng “nhòm” qua khung cửa sổ nhà tù tối tăm với những khung sắt han gỉ để trở thành tri âm, tri kỉ của người tù binh, người chiến sĩ cách mạng.

Ngắm trăng chính xác là một bài thơ tiêu biểu trong tập Nhật kí trong tù. Đúng như nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã nói: “Thơ Bác đầy trăng”. Trăng hay thiên nhiên nói chung chính là nguồn cảm hứng vô tận trong thơ Bác.