Giải Bài 8: Tốc độ chuyển động – Chân trời sáng tạo

Mở đầu trang 52: Có những cách nào để xác định được học sinh chạy nhanh nhất, chậm nhất trong một cuộc thi chạy

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 1)

Lời giải: 

Cách để xác định được học sinh chạy nhanh, chậm nhất trong một cuộc thi chạy: đo tốc độ của học sinh.

I. Tốc độ

Câu hỏi thảo luận 1 trang 52: So sánh thời gian hoàn thành cuộc thi của từng học sinh, hãy ghi kết quả xếp hạng theo mẫu Bảng 8.1.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 2)

Lời giải: 

Thứ tự xếp hạng của các học sinh được sắp xếp dựa trên thời gian hoàn thành, thứ tự xếp hạng

Học sinhThời gian chạy (s)Thứ tự xếp hạng
A102
B9,51
C113
D11,54

Câu hỏi thảo luận 2 trang 52: Có thể tính quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh bằng cách nào? Thứ tự xếp hạng liên hệ thế nào với quãng đường chạy được trong 1 s của mỗi học sinh?

Lời giải: 

Quãng đường chạy trong 1 s được tính theo công thức (frac{s}{t} = frac{{60}}{t})

Học sinhThời gian chạy (s)Thứ tự xếp hạngQuãng đường chạy trong 1 s (m)
A1026
B9,516,32
C1135,45
D11,545,22

Trong 1 s, quãng đường của học sinh nào chạy được nhiều nhất thì thứ hạng của bạn đó cao nhất và ngược lại.

Luyện tập trang 53: Hoàn thành các câu sau:

a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động (1) … hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động (2)… hơn chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây (3)… hơn thì chuyển động đó nhanh hơn

Lời giải: 

a) Trên cùng một quãng đường, nếu thời gian chuyển động ít hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

b) Trong cùng một khoảng thời gian, nếu quãng đường chuyển động lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

c) Chuyển động nào có quãng đường đi được trong mỗi giây lớn hơn thì chuyển động đó nhanh hơn.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 53: Trình bày cách tính tốc độ của người đi xe đạp trong Hình 8.1

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 3)

Lời giải: 

Ta có quãng đường AB = 30 m, thời gian chuyển động t = 10 s

=> Tốc độ chuyển động của người đi xe đạp là: (v = frac{s}{t} = frac{{30}}{{10}} = 3(m/s))

II. Đơn vị tốc độ

Luyện tập trang 54: Đổi tốc độ của các phương tiện giao thông trong Bảng 8.2 ra đơn vị m/s.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Tốc độ chuyển động | KHTN 7 Chân trời sáng tạo (ảnh 4)

Lời giải: 

Phương tiện giao thôngTốc độ (km/h)Tốc độ (m/s)
Xe đạp10,83
Ca nô3610
Tàu hỏa6016,67
Ô tô7220
Máy bay720200

Vận dụng trang 54: Vì sao ngoài đơn vị m/s, trong thực tế người ta còn dùng các đơn vị tốc độ khác? Nêu ví dụ minh họa.

Lời giải: 

Ngoài đơn vị m/s, người ta còn sử dụng một số đơn vị khác như:

+ km/h: Đơn vị này thường được sử dụng để đo tốc độ của các phương tiện tham gia giao thông đường dài, ví dụ như xe máy đi từ Hà Nội lên Hải Phòng với tốc độ 60 km/h

+ Dặm/h: Đơn vị này thường xuất hiện trên tốc kế

Bài tập (trang 54)

Bài 1 trang 54: Nêu ý nghĩa của tốc độ

Lời giải: 

Ý nghĩa của tốc độ: Tốc độ là đại lượng cho biết mức độ nhanh hay chậm của chuyển động.

Bài 2 trang 54: Một ca nô chuyển động trên sông với tốc độ không đổi 10 km/h. Tính thời gian để ca nô đi được quãng đường 5 km.

Lời giải: 

Ta có v = 10 km/h; s = 5 km.

Thời gian để ca nô đii được quãng đường 5 km là: (v = frac{s}{t} Rightarrow t = frac{s}{v} = frac{5}{{10}} = 0,5(h))