Giải Bài 8: Đồ thị quãng đường – thời gian – Cánh diều

Mở đầu trang 50: Bảng sau ghi thời gian và quãng đường chuyển động của một người đi xe đạp trên một đường thẳng.

Thời gian (h)12345
Quãng đường (km)1530454545

Bảng này cho biết, sau những khoảng thời gian là 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ, người đi xe đạp đi được các quãng đường tương ứng là 15 kilomet, 30 kilomet, 45 kilomet. Sau đó quãng đường không đổi, người này dừng lại. Ngoài cách mô tả này, còn cách mô tả nào khác không?

Lời giải:

Ta có thể dùng đồ thị quãng đường – thời gian để mô tả chuyển động của người đi xe đạp.

I. Đồ thị quãng đường – thời gian

II. Tìm quãng đường từ đồ thị quãng đường – thời gian

Luyện tập 1 trang 51: Trong một giây đầu tiên một vật đứng yên tại một vị trí. Trong 2 giây tiếp theo vật đi được 4 m trên một đường thẳng. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của vật trong khoảng thời gian trên.

Lời giải:

Đồ thị quãng đường – thời gian

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 1)

Câu hỏi 1 trang 51: Từ đoạn đồ thị BC ở hình 8.2, em hãy cho biết trong khoảng thời gian từ 3s đến 6s vật tiếp tục chuyển động hay đứng yên?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 2)

Lời giải:

Đoạn đồ thị BC nằm ngang, nên trong khoảng thời gian từ 3s đến 6s đứng yên.

Vận dụng 1 trang 51: Hình 8.3 là đồ thị quãng đường – thời gian của một vật chuyển động.

Từ đồ thị tìm:

+ Quãng đường vật đi được sau khoảng thời gian 5s.

+ Tốc độ của vật ở các đoạn đồ thị OA và BC.

Đoạn đồ thị nào cho biết vật không chuyển động?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 3)

Lời giải:

– Sau khoảng thời gian 5s đầu tiên vật đi được 30cm, ứng với đoạn đồ thị OA.

Tốc độ của vật trên đoạn OA là: (v = frac{s}{t} = frac{{30}}{{5}} = 6(cm/s))

– Xét đoạn đồ thị BC:

+ Thời gian chuyển động là: t = 15 – 8 = 7s

+ Quãng đường vật đi được là: s = 60 – 30 = 30 (cm)

+ Tộc độ của vật trên đoạn BC là: (v = frac{s}{t} = frac{{30}}{{7}} = 4,3(cm/s))

– Đoạn đồ thị AB nằm ngang, chứng tỏ trên đoạn AB vật không chuyển động.

III. Tốc độ và an toàn giao thông

Câu hỏi 2 trang 52: Thảo luận và làm rõ ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông?

Lời giải:

Khi tốc độ của xe càng lớn, thời gian kể từ lúc phanh xe đến khi xe dừng hẳn càng nhiều. Vì vậy, khoảng cách an toàn của xe cũng càng lớn. Trong trường hợp này, nếu xảy ra va chạm, sự va chạm càng mạnh, hậu quả gây ra cho người và xe trong các vụ va chạm giao thông càng nghiêm trọng. Và ngược lại.

Luyện tập 2 trang 52: Hãy phân tích những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham ra giao thông không tuân theo những qui định về tốc độ và khoảng cách an toàn.

Lời giải:

Những tác hại có thể xảy ra khi các xe tham ra giao thông không tuân theo những qui định về tốc độ và khoảng cách an toàn.

– Tốc độ của xe càng lớn, khi phanh xe càng mất nhiều thời gian, dẫn đến việc có thể lấn làn, lấn vạch kẻ đường. Khi cần phanh gấp dễ gây ra hiện tượng trượt dài trên đường gây nguy hiểm.

– Khi khoảng cách an toàn không đảm bảo, nếu xe phía trước dừng đột ngột, xe sau dễ đâm vào xe trước gây ra tai nạn.

– Khi tai nạn trên đường tham gia giao thông, có thể chỉ là 1 va chạm, cũng có thể tạo ra va chạm liên hoàn, gây thiệt hại lớn về người và của.

Câu hỏi 3 trang 53: Nêu ý nghĩa của các con số trên hình 8.5.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 4)

Lời giải:

– Trên làn đường dành riêng cho ô tô, ô tô không được đi với tốc độ vượt quá 60km/h.

– Trên làn đường dành cho xe ô tô, xe gắn máy, xe không được đi quá tốc độ 50km/h.

– Trên làm đường dành cho xe đạp, xe mô tô, xe tải, các xe không được đi quá tốc độ 50 km/h.

Vận dụng 2 trang 53: Vẽ tranh tuyên truyền về ảnh hưởng của tốc độ trong an toàn giao thông.

Lời giải:

Các em có thể tham khảo thông quan bức tranh sau:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 8: Đồ thị quãng đường - thời gian | KHTN 7 Cánh diều (ảnh 5)