Giải Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng – Chân trời sáng tạo

Mở đầu: Vào các đêm khác nhau, chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau? Tại sao?

Lời giải:

Vào các đêm khác nhau, chúng ta nhìn thấy Mặt Trăng có hình dạng khác nhau. Đó là do vị trí của Mặt trăng trong quỹ đạo xoay quanh Trái đất mỗi ngày đều khác nhau. Mặt trăng quay một vòng quanh Trái đất với chu kỳ quỹ đạo 27,32 ngày. Trong một chu kỳ này, Mặt trăng được Mặt trời chiếu sáng từ các góc khác nhau.

1. Ánh sáng của Mặt Trăng

1: Quan sát hình 44.1 và cho biết Mặt Trăng có phải tự phát ra ánh sáng hay không? Vì sao?

 Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Lời giải:

– Mặt Trăng không tự phát ra ánh sáng. Mặt Trăng nhận ánh sáng từ Mặt Trời chiếu tới và phản xạ ánh sáng của Mặt Trời.

– Vì nếu như Mặt Trăng phát ra ánh sáng thì toàn bộ bề mặt của Mặt Trăng phải sáng, chứ không phải bị khuyết một phần như hình.

2: Quan sát hình 44.2, em hãy cho biết tại sao chúng ta có thể nhìn thấy được Mặt Trăng.

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Lời giải:

Chúng ta có thể nhìn thấy Mặt trăng bởi vì có ánh sáng từ Mặt trời chiếu tới Mặt trăng phản xạ xuống Trái Đất vào mắt ta.

2. Hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng

3: Em hãy nêu các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng mà em biết.

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Lời giải:

– Hình dạng của Mặt Trăng: 

+ Trăng tròn.

+ Trăng khuyết.

+ Trăng bán nguyệt.

+ Trăng lưỡi liềm.

+ Không trăng.

4: Trong hình 44.4, em hãy chỉ ra bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng và phần bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái đất có thể nhìn thấy.

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Lời giải:

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

– Bề mặt của Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng là phần sáng, là phần mũi tên vàng chỉ như hình vẽ (bề mặt đó chính là phần trắng được chiếu sáng trên Mặt Trăng).

– Bề mặt của Mặt Trăng mà ở Trái đất có thể nhìn thấy được khi ánh sáng từ phần đó phản chiếu xuống Trái Đất, là phần mũi tên đỏ chỉ như hình vẽ (tùy vị trí người quan sát ở Trái Đất mà quan sát được diện tích bề mặt Mặt Trăng khác nhau).

5: Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình 44.5, người trên Trái Đất quan sát thấy Mặt Trăng có hình dạng như thế nào? Chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong hình 44.3.

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Lời giải:

– Với mỗi vị trí của Mặt Trăng trong hình, người trên Trái Đất quan sát được thấy Mặt Trăng có hình dạng:

+ Vị trí 1: Trăng bán nguyệt đầu tháng.

+ Vị trí 2: Trăng lưỡi liềm đầu tháng.

+ Vị trí 3: Không trăng.

+ Vị trí 4: Trăng lưỡi liềm cuối tháng.

+ Vị trí 5: Trăng bán nguyệt cuối tháng.

+ Vị trí 6: Trăng khuyết cuối tháng.

+ Vị trí 7: Trăng tròn.

+ Vị trí 8: Trăng khuyết đầu tháng.

Sự tương ứng giữa mỗi vị trí với các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng: vị trí 1 và 5, 2 và 6, vị trí 3 và 7, vị trí 4 và 8.

Luyện tập: Chỉ ra sự giống nhau và khác nhau giữa Trăng bán nguyệt đầu tháng và Trăng bán nguyệt cuối tháng.

Lời giải:

Trăng bán nguyệt đầu tháng

Trăng bán nguyệt cuối tháng

Giống nhau

Hình dạng đều là Trăng bán nguyệt, chỉ có một nửa Mặt Trăng được chiếu sáng.

Khác nhau

Mặt Trăng có phần sáng sẽ tăng dần. Mặt Trăng đã đi được  1/4 chặng đường quỹ đạo của nó hay là nó đã đi được phần tư đầu của chặng đường.

Mặt Trăng có phần sáng sẽ giảm dần. Mặt Trăng đã đi được 3/4 chặng đường quỹ đạo của nó hay là nó đã đi vào phần tư cuối của chặng đường.

Mọc vào ban ngày, đến chiều tối thì đạt đến đỉnh và lặn vào nửa đêm.

Mọc vào nửa đêm, đạt đến đỉnh vào rạng sáng và lặn vào ban trưa.

6: Làm việc nhóm để chế tạo mô hình quan sát các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng.

Lời giải:

– Học sinh làm việc nhóm và tự thực hiện.

– Ví dụ mô hình:

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Vận dụng: Từ mô hình bên (hình 44.6), em hãy phát triển để có thể quan sát phần quả bóng được chiếu sáng tương ứng với các hình dạng nhìn thấy khác của Mặt Trăng.

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Lời giải:

Từ mô hình hình 44.6, ta tiếp tục khoét 4 lỗ màu đỏ như hình đối diện với 4 lỗ đã khoét.

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Bài tập

Bài 1: Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì

A. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng.

B. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng mặt trời.

C. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất.

D. Mặt Trăng bị che khuất bởi Mặt Trời.

Lời giải:

Vào đêm không Trăng, chúng ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất. 

Chọn C

Bài 2Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi

A. một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

B. toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

C. toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng.

D. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời.

Lời giải:

Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khitoàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất.

Chọn B

Bài 3Chu kì của Tuần Trăng là 29,5 ngày. Khoảng thời gian đó cho biết điều gì?

Lời giải:

Khoảng thời gian đó cho biết thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt trời và Trái đất.

Bài 4Em hãy vẽ hình để giải thích hình ảnh nhìn thấy Trăng bán nguyệt cuối tháng.

Lời giải:

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Bài 5Em hãy tìm hiểu về hiện tượng nhật thực và hiện tượng nguyệt thực. Hãy vẽ hình để giải thích các hiện tượng đó.

Lời giải:

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng và Mặt Trăng ở giữa Trái Đất và Mặt Trời. Đứng quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Khi đó, Trên Trái Đất xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời thẳng hàng và Trái Đất ở giữa Mặt Trăng và Mặt Trời. Mặt Trăng bị che khuất bởi Trái Đất và trên Mặt Trăng xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối.

Bài 44: Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng