Giải Bài 29: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật – Kết nối tri thức

Mở đầu trang 122: Quan sát một cây trưởng thành to lớn được phát triển từ một hạt nhỏ xíu ban đầu, có bao giờ em tự hỏi: Nhờ đâu mà cây có thể lớn lên được. Nguyên liệu để tạo nên sự kì diệu đó là gì?

Lời giải:

Khi môi trường có nhiệt độ, độ ẩm phù hợp thì hạt sẽ được kích thích để nảy mầm, sau đó phát triển các bộ phận để trở thành một cây con. Cây con tiếp tục phát triển nhờ nước và các chất dinh dưỡng có trong đất.

Cây lớn lên được là do nước và các chất dinh dưỡng được cung cấp cho cây, do đó nguyên liệu cho sự phát triển của cây là nước và các chất dinh dưỡng.

I. Thành phần hóa học, cấu trúc và tính chất của nước

Câu hỏi trang 122: Quan sát Hình 29.1 và liên hệ với kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi sau:

1: Phân tử nước được cấu tạo từ những nguyên tố nào? Trong phân tử nước, các nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết gì?

2: Tính phân cực của phân tử nước được thể hiện như thế nào?

Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Nước được cấu tạo từ các phân tử nước, mỗi phân tử nước được cấu tạo từ một nguyên tử oxygen và hai nguyên tử hydrogen. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực.

1: Cấu trúc của phân tử nước gồm 2 nguyên tử hydrogen liên kết với 1 nguyên tử oxygen bằng liên kết cộng hóa trị.

2: Do nguyên tử oxygen có khả năng hút electron mạnh hơn nên các electron dùng chung trong liên kết cộng hoá trị có xu hướng bị lệch về phía oxygen, dẫn đến đầu oxygen của phân tử nước tích điện âm một phần, còn đầu hydrogen tích diện dương một phần. Do có hai đầu tích điện trái dấu nhau nên phân tử nước có tính phân cực.

II. Vai trò của nước đối với sinh vật

Câu hỏi 1 trang 123: Nêu vai trò của nước đối với sinh vật. Điều gì sẽ xảy ra nếu sinh vật bị thiếu nước?

Lời giải:

Những vai trò của nước đối với sinh vật:

– Nước tạo môi trường liên kết các thành phần trong tế bào.

– Nước tham gia nhiều hoạt động sống khác nhau trong cơ thể sinh vật như: điều hoà thân nhiệt, là dung môi hoà tan và vận chuyển các chất, làm nguyên liệu và môi trường cho các phản ứng chuyển hoá các chất trong cơ thể (tiêu hoá ở động vật, quang hợp ở thực vật, …).

– Nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật.

Câu hỏi 2 trang 123: Hãy đề xuất cách tiến hành thí nghiệm chứng minh khẳng định “Nếu thiếu nước trong thời gian dài, cây sẽ bị héo, giảm sức sống và có thể chết”.

Lời giải:

Em có thể xây dựng mô hình thí nghiệm như sau:

– Mẫu thí nghiệm: Hai chậu cây nhỏ (có thể chọn các loại cây nhỏ như các loại rau mầm,…): Một chậu thí nghiệm và một chậu đối chứng.

– Thực hiện thí nghiệm: Một chậu chứa cây được tưới nước đầy đủ (mẫu đối chứng) và một chậu không tưới cây (mẫu thí nghiệm).

Sau khoảng 2-3 ngày quan sát hiện tượng xảy ra với hai cây và đưa ra nhận xét.

Câu hỏi 3 trang 123: Khi bị nôn, sốt cao hoặc tiêu chảy, cơ thể bị mất rất nhiều nước. Trong trường hợp đó, em cần làm gì?

Lời giải:

Khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy, cơ thể bị mất nước nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ thể và có thể nguy hiểm đến tính mạng. Do đó khi bị nôn, sốt cao, tiêu chảy cần phải bổ sung nước thông qua đồng hệ thống đồng vận chuyển glucose – natri để cơ thể tái hấp thu nước, bù lại lượng nước đã mất.

III. Vai trò của chất dinh dưỡng đối với sinh vật

Câu hỏi 1 trang 124: Chất dinh dưỡng có vai trò gì đối với thực vật? Nêu một số biểu hiện ở thực vật khi thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.

Lời giải:

– Chất dinh dưỡng là các chất hoá học được cơ thể sinh vật hấp thụ từ môi trường bên ngoài, có vai trò cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào, tham gia các phản ứng hoá học trong tế bào và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống, sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật

– Một số biểu hiện do thiếu hoặc thừa dinh dưỡng ở thực vật:

+  Khi thiếu Bo thì chồi ngọn bị chết, các chồi bên cũng thui dần, hoa không hình thành, tỷ lệ đậu quả kém, quả dễ rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị dày lên

+ Thiếu Kali làm thân cây yếu, lá úa vàng dọc mép lá, cây dễ bị nhiễm vi sinh vật gây thối rễ.

+ Thừa Nitơ sẽ làm cây sinh trưởng quá mạnh, do thân lá tăng trưởng nhanh mà mô cơ giới kém hình thành nên cây rất yếu, dễ lốp đổ, dễ bị sâu bệnh tấn công.

Câu hỏi 2 trang 124: Giải thích tại sao trong trồng trọt, người ta thường trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong một năm?

Lời giải:

Trong trồng trọt, người ta thường trồng thay đổi các loài cây khác nhau trên cùng một diện tích đất trồng ở các mùa vụ khác nhau trong một năm nhằm sử dụng nguồn nước, các chất dinh dưỡng có trong đất và nguồn phân bón đưa vào đất một cách hợp lý với mục đích nâng cao năng suất cây trồng đồng thời có thể tạo ra một môi trường bất lợi cho sự tích luỹ sâu bệnh ở các vụ mùa hoặc năm tiếp theo trong chu kỳ luân canh.

Hoạt động trang 125: Quan sát Hình 29.6 và liên hệ với các kiến thức đã học, thảo luận nhóm để hoàn thành thông tin theo mẫu Bảng 29.1.

Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Lời giải:

Khoa học tự nhiên 7 Bài 29: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật | KHTN 7 Kết nối tri thức (ảnh 3)