Giải Bài 26: Lực và tác dụng của lực – Cánh diều

Mở đầu: Quan sát hình 26.1 và cho biết ai đang đẩy, ai đang kéo?

Quan sát hình 26.1 và cho biết ai đang đẩy, ai đang kéo

Trả lời:

– Hình 26.1 a: Người công nhân đang kéo hàng

– Hình 26.1 b: Người công nhân đang đẩy hàng

I. TÌM HIỂU VỀ LỰC

Câu hỏi: Hãy tìm một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế?

Trả lời:

– Ví dụ về sự đẩy:

+ Bố em đang đẩy xe lên trên nhà

Hãy tìm một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế

+ Người ta đang đẩy cái tủ từ nơi này sang nơi khác

Hãy tìm một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế

– Ví dụ về sự kéo:

+ Bố em đang kéo gàu nước từ dưới giếng lên.

Hãy tìm một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế

+ Người công nhân kéo thùng hàng

Hãy tìm một số ví dụ về sự đẩy và sự kéo trong thực tế

Vận dụng: Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật

– làm thay đổi tốc độ của vật.

– làm thay đổi hướng chuyển động của vật.

– làm vật biến dạng.

– làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng.

Trả lời:

– Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm thay đổi tốc độ của vật:

+ Lực do tay bóp phanh làm xe đạp đang chuyển động phải dừng lại.

+ Lực do tay búng vào hòn bi làm hòn bi đang đứng yên lăn trên sàn nhà.

– Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm thay đổi hướng chuyển động của vật:

+ Lực từ bức tưởng làm thay đổi hướng chuyển động của quả bóng

+ Lưc từ chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng đang chuyển động làm thay đổi hướng bay của nó.

Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật

– Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm vật biến dạng:

+ Lực bóp của tay làm quả bóng thổi bị méo.

Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật

+ Lực kéo của tay tác dụng vào lò xo làm nó bị dài ra.

Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật

– Ví dụ về lực tác dụng lên vật làm thay đổi tốc độ của vật và làm vật biến dạng:

+ Lực do chân cầu thủ tác dụng vào quả bóng đang nằm yên làm quả bóng vừa chuyển động vừa bị biến dạng.

Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật

+ Lực do vợt tác dụng vào quả bóng ten – nit làm quả bóng vừa chuyển động vừa bị biến dạng.

Hãy nêu ví dụ về lực tác dụng lên vật

II. ĐO LỰC

Luyện tập: Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu?

Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu

Trả lời:

– Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo (số lớn nhất trên lực kế) là 5N.

– Lực kế lò xo ở hình 26.6 có độ chia nhỏ nhất (độ dài giữa hai vạch chia liên tiếp) là 0,1 N.

Câu hỏi: Quan sát hình 26.6, thảo luận về cấu tạo của lực kế lò xo?

Lực kế lò xo ở hình 26.6 có giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu

Trả lời:

Cấu tạo của lực kế lò xo, gồm:

+ Thân lực kế có vạch chia độ

+ Một lò xo có một đầu gắn vào thân lực kế, đầu kia gắn với cái chỉ thị.

+ Đầu còn lại của cái chỉ thị có móc treo.

Vận dụng: Em hãy lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đo được lực kéo một vật theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo?

Trả lời:

Em hãy lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch đo được lực kéo một vật theo phương nằm ngang

 – Lập kế hoạch đo lực kéo hộp bút

+ Chuẩn bị: hộp bút, lực kế lò xo, mặt sàn nhẵn.

– Thực hiện kế hoạch đo lực kéo hộp bút theo phương nằm ngang bằng lực kế lò xo:

+ Bước 1: Chọn lực kế phù hợp

Chọn lực kế có giới hạn đo 5N, có độ chia nhỏ nhất 0,1N

+ Bước 2: Điều chỉnh cho kim chỉ thị của lực kế chỉ đúng số 0.

+ Bước 3: Cho hộp bút móc vào đầu móc của lực kế. Giữ cố định phần thân của lực kế sao cho lực kế nằm dọc theo phương nằm ngang và tác dụng lực kéo vào hộp bút.

+ Bước 4: Đọc và ghi kết quả theo vạch chia gần nhất với chỗ đánh dấu của cái chỉ thị: Ta đo được lực kéo có giá trị bằng 3N.

III. BIỂU DIỄN LỰC

Luyện tập: Hãy biểu diễn các lực sau trên hình vẽ:

a. Một người đẩy cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N

b. Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500 N

Trả lời:

a. Biểu diễn lực: Một người đẩy cái hộp cái hộp với lực 1 N và một người đẩy cái hộp với lực 2 N

b. Một xe đầu kéo đang kéo một thùng hàng với lực 500 N