Giải Bài 2: Một số dụng cụ đo và quy định an toàn trong phòng thực hành – Cánh diều

Mở đầu: Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây:

1. Nếu muốn đo chiều cao, bạn dùng dụng cụ nào?

2. Nếu muốn biết thời gian, bạn dùng dụng cụ nào?

3. Nếu muốn nhìn thấy những vật rất nhỏ, bạn dùng dụng cụ nào?

Trả lời:

1. Muốn đo chiều cao nên dùng thước dây hoặc thước mét:

Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây

Thước dây

Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây

Thước mét

2. Muốn biết thời gian nên dùng đồng hồ

Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây

3. Muốn nhìn thấy vật rất nhỏ nên dùng kính lúp hoặc kính hiển vi

Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây

Kính lúp

Hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận và trả lời những câu hỏi sau đây

Kính hiển vi

I. MỘT SỐ DỤNG CỤ ĐO TRONG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Vận dụng: Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng.

Trả lời:

– Những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng:

+ Dùng cân đồng hồ để đo cân nặng của người thân.

Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng

+ Dùng đồng hồ đeo tay, đồng hồ treo tường hoặc đồng hồ trong điện thoại để bấm thời gian nấu chín thức ăn.

Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng

+ Dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người

Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng

+ Dùng thước mét để đo chiều cao

Hãy kể tên những dụng cụ đo mà gia đình em thường dùng

Tìm hiểu thêm: Hãy quan sát hình 2.4 và mô tả cách đo thể tích của một hòn đá. Em cần phải thực hiện những bước nào và bằng cách nào để biết được thể tích của hòn đá?

Hãy quan sát hình 2.4 và mô tả cách đo thể tích của một hòn đá

Trả lời:

– Mô tả cách đo thể tích của một hòn đá qua quan sát hình 2.4:

+ Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ

+ Thả hòn đá vào bình chia độ và đo thể tích nước khi đó

– Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị một bình chia độ, nước và 1 hòn đá bỏ lọt bình chia độ

Bước 2: Tiến hành đo:

+ Đo thể tích nước ban đầu có trong bình chia độ

+ Thả hòn đá vào bình chia độ và đo thể tích nước dâng lên trong bình.

Bước 3: Tính kết quả:

Thể tích hòn đá = thể tích nước dâng lên = thể tích bình chia độ khi thả đá – thể tích bình chia độ khi chưa thả đá

– Để biết được thể tích của hòn đá: ta thực hiện phép tính:

Thể tích hòn đá = thể tích nước dâng lên = thể tích bình chia độ khi thả đá – thể tích bình chia độ khi chưa thả đá

Câu hỏi: Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng thì ảnh hưởng thế nào đến kết quả đo?

Trả lời:

Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ không thẳng đứng sẽ dẫn tới việc ta không nhìn được chính xác mực chất lỏng đang ở gần vạch chia nào, nên sẽ đọc sai kết quả.

Khi đo thể tích chất lỏng bằng bình chia độ, nếu đặt bình chia độ

Tìm hiểu thêm: Em hãy sử dụng hai ống đong giống nhau có chia độ a/ và b/. Cắm cành cây tươi vào ống đong a/, đổ nước vào cả hai ống đong với mức nước bằng nhau (hình 2.5). Để cả hai ống đong ngoài ánh sáng trong cùng điều kiện môi trường. Sau một ngày, quan sát và ghi lại lượng nước ở ống đong a/ và ống đong b/. Hãy so sánh lượng nước còn lại ở hai ống đong và tìm hiểu vì sao lại có kết quả như vậy?

Em hãy sử dụng hai ống đong giống nhau có chia độ a/ và b/. Cắm cành cây tươi

Trả lời:

Bảng theo dõi mực nước trong bình a và b

Lượng nước

Bình nước có cây

(Bình a)

Bình nước không có cây

(Bình b)

Ban đầu

50ml

50ml

Sau 1 ngày

47ml

49ml

Sau một ngày, ta quan sát mực nước ở trong cả bình a và bình b, ta thấy, mực nước ở trong cả 2 bình có giảm, nhưng ở bình a giảm nhiều hơn vì:

– Bình b nước bị bay hơi ra bên ngoài.

– Bình a nước vừa bị bay hơi vừa bị cây hấp thụ để cây sinh trưởng.

Thực hành: Hãy quan sát gân lá cây (các loại lá có gân to như lá bưởi, lá mít, …) bằng kính lúp cầm tay và vẽ hình gân lá cây đã quan sát được?

Trả lời:

Các em có thể lựa chọn lá cây phù hợp với xung quanh gia đình em có, nhìn gân lá cây qua kính lúp và vẽ lại.

Hãy quan sát gân lá cây các loại lá có gân to như lá bưởi, lá mít

Câu hỏi: Hãy quan sát hình 2.7 và cho biết tác dụng của các bộ phận chính trong kính hiển vi quang học?

Hãy quan sát hình 2.7 và cho biết tác dụng của các bộ phận chính trong kính hiển vi

Trả lời:

Kính hiển vi cấu tạo gồm 4 bộ phận chính: Hệ thống giá đỡ, hệ thống phóng đại, hệ thống chiếu sáng, hệ thống điều chỉnh.

– Hệ thống giá đỡ (chân đế, thân kính, bàn kính) của kính hiển vi quang học giúp người sử dụng có thể chủ động thao tác, làm việc dễ dàng.

– Hệ thống phóng đại (gồm thị kính, vật kính, ống kính, đĩa quay gắn vật kính, tiêu bản hiển vi) là một trong các bộ phận kính hiển vi có vai trò quan trọng. Khi quan sát, người sử dụng có thể chủ động điều chỉnh phù hợp để có thể thấy vật mẫu rõ ràng nhất.

– Hệ thống chiếu sáng gồm đèn chiếu sáng, giúp cho việc quan sát mẫu vật được dễ dàng, nhìn thấy vật mẫu được rõ nhất.

– Hệ thống điều chỉnh (núm điều chỉnh tinh, núm điều chỉnh thô, núm điều chỉnh độ sáng của đèn, núm di chuyển tiêu bản) được cấu tạo bởi các núm điều chỉnh linh hoạt phục vụ quá trình quan sát, làm việc với kính được thuận tiện. 

Thực hành: Dùng kính hiển vi quang học, quan sát tiêu bản thực vật hoặc động vật (mẫu mô lá cây hoặc mô động vật). Hãy chia sẻ kết quả quan sát được với các bạn trong lớp.

Trả lời:

– Các em hãy dùng kính hiển vi quang học, quan sát tiêu bản thực vật hoặc động vật.

Ví dụ: Quan sát tiêu bản của mô lá cây bằng kính hiển vi:

Dùng kính hiển vi quang học, quan sát tiêu bản thực vật hoặc động vật

Quan sát tiêu bản mô cơ tim ở động vật bằng kính hiển vi:

Dùng kính hiển vi quang học, quan sát tiêu bản thực vật hoặc động vật

II. QUY ĐỊNH AN TOÀN TRONG PHÒNG THỰC HÀNH

Câu hỏi: Hãy cho biết vì sao những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm và trong hình 2.10 em không được làm trong phòng thực hành?

Hãy cho biết vì sao những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm và

Hãy cho biết vì sao những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm và

Trả lời:

– Những việc cần làm trong phòng thực hành theo hình 2.9:

Hãy cho biết vì sao những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm và

1. Phải đeo găng tay, mặc áo choàng của phòng thí nghiệm, cột tóc gọn gàng để tránh cho da và tóc tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học.

2. Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm để nơi làm thí nghiệm được rộng rãi và không gây hại tới các vật dụng không liên quan khi làm thực hành.

2. Phải mang kính bảo hộ, đeo khẩu trang, không được nhìn thẳng xuống ống thí nghiệm vì khi làm thí nghiệm có các hóa chất mùi khó chịu, hoặc khi làm thí nghiệm  các chất xảy ra phản ứng có bắn lên trên cũng không gây nguy hại tới mắt hoặc các bộ phận khác trên cơ thể.

3. Rửa tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành vì các chất hóa học sẽ làm ảnh hưởng tới da của chúng ta khi không may tiếp xúc trực tiếp.

– Những việc không được làm trong phòng thực hành theo hình 2.10:

Hãy cho biết vì sao những việc được mô tả trong hình 2.9 em cần làm và

1.  Làm đổ hóa chất ra bàn hoặc tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau vì làm hỏng hóa chất, với các chất dễ cháy nổ sẽ làm bị thương.

2. Ngửi, nếm các hóa chất sẽ bị khó chịu hoặc dẫn tới ngộ độc khi hít phải các chất độc hại.

3. Mất tập trung khi làm thực hành sẽ gây đổ vỡ hoặc làm thí nghiệm không chính xác.

4. Đổ hóa chất vào cống thoát nước hoặc ra môi trường sẽ làm ô nhiễm môi trường.

5. Làm vỡ đồ thí nghiệm sẽ làm mình có thể bị thương.

6. Chạy nhảy, làm mất trật tự sẽ gây đổ vỡ, làm ảnh hưởng tới mọi người xung quanh không tập trung làm thí nghiệm được.

Luyện tập: Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp phải trong phòng thực hành. Đề xuất cách xử lí an toàn cho tình huống đó?

Trả lời:

– Khi làm thí nghiệm liên quan tới đèn cồn, không may làm đổ sẽ dần tới cháy nổ.

Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp

Cách xử lý:

+ Báo giáo viên

+ Dập tắt nguồn cháy: sử dụng khăn ẩm đậy nguồn cháy hoặc sử dụng bình chữa cháy

+ Sơ cứu bệnh nhân: loại bỏ các tác nhân gây cháy, bỏng khỏi nạn nhân (quần áo, giày,…); giữ sạch vùng bỏng, không làm vỡ đám da phỏng nước. Không được bóc da hoặc mảnh quần áo dính vào vết bỏng. Phủ vết bỏng bằng gạc vô khuẩn hoặc dùng vải sạch.

– Khi làm thí nghiệm không may hít phải khí độc gây ngộ độc

Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp

Cách xử lý:

+ Báo giáo viên

+ Cần đưa bệnh nhân ra khỏi nơi có khí độc

+ Mở toang các cửa, tạo không khí thoáng đãng và hà hơi thổi ngạt

+ Nếu bệnh nặng hơn cần gọi cấp cứu y tế

– Khi làm thí nghiệm, không may làm vỡ ống hóa chất.

Trao đổi với các bạn trong nhóm và chỉ ra những tình huống nguy hiểm có thể gặp

Cách xử lí:

+ Báo ngay với giáo viên.

+ Trải giấy thấm lên dung dịch bị đổ từ ngoài vào trong.

+ Nếu bị hoá chất bám vào người, quần áo thì phải cởi bỏ phần quần áo dính hoá chất, xả tay dưới vòi nước sạch ngay lập tức.

+ Nếu bị chảy máu, xây xát thì phủ vết thương bằng gạc vô khuẩn hoặc dùng vải sạch.

Luyện tập: Hãy mô tả hoặc vẽ lại kí hiệu cảnh báo có trong phòng thực hành mà em biết và nêu ý nghĩa của kí hiệu cảnh báo đó.

Trả lời:

Hãy mô tả hoặc vẽ lại kí hiệu cảnh báo có trong phòng thực hành

Biển báo chất độc

Hãy mô tả hoặc vẽ lại kí hiệu cảnh báo có trong phòng thực hành

Biển báo dễ cháy

Vận dụng: Em hãy tự làm bảng “Nội quy an toàn phòng thực hành” phù hợp với điều kiện ở trường em:

– Quy định những việc cần làm và những việc không được làm (có thể bằng hình vẽ)

– Biển cảnh báo chất độc hại.

Trình bày và chia sẻ bảng nội quy em đã làm với cả lớp.

Trả lời:

Nội quy an toàn phòng thực hành

Những việc cần làm

Những việc không được làm

1. Thực hiện các qui định của phòng thực hành.

2. Làm theo hướng dẫn của giáo viên.

3. Giữ phòng thực hành ngăn nắp, sạch sẽ.

4. Đeo găng tay và kính bảo hộ khi làm thí nghiệm với hóa chất và lửa.

5. Thận trọng khi dùng lửa bằng đèn cồn để phòng tránh cháy nổ.

6. Thông báo ngay với thầy cô giáo và các bạn khi gặp sự cố như đánh đổ hóa chất, làm vỡ ống nghiệm,…

7. Thu gom hóa chất thải, rác thải sau khi thực hành và để vào nơi quy định.

8. Rửa sạch tay bằng nước sạch và xà phòng khi kết thúc buổi thực hành.

1. Tự ý vào phòng thực hành.

2. Làm thí nghiệm khi chưa được thầy cô giáo cho phép.

3. Tự ý đổ lẫn các hóa chất vào nhau.

4. Đổ hóa chất vào cống thoát nước hoặc ra môi trường.

5. Ăn, uống trong hòng thực hành.

6. Chạy nhảy, làm mất trật tự.

7. Chú ý các biển cảnh báo.

Em hãy tự làm bảng Nội quy an toàn phòng thực hành phù hợp

Biển cảnh báo chất độc

Em hãy tự làm bảng Nội quy an toàn phòng thực hành phù hợp

Biển cảnh báo chất độc hại sinh học