Đề thi học kì 1 lớp 9 môn Văn Phòng GD&ĐT Quận 6 TPHCM năm 2022 – 2023

Đề bài

Câu 1: (4 điểm) Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

HỌC SỬ ĐỂ LÀM GÌ?

Học Sử không phải là để kiếm kế sinh nhai.

Học Sử không phải là để trang bị cho mình một kiến thức để dùng nó đi kiếm tiền.

Học Sử là để hiểu về những gì cha ông đã làm, hiểu về đất nước, về người và hiểu về những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng. Học Sử còn là để hun đúc tinh thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Những cái đó mang lại một giá trị vô cùng to lớn và tiềm ẩn trong mỗi con người, tất nhiên không thể tính được bằng tiền

Đường Cao Tông, một ông vua của thời nhà Đường đã có câu rất hay về Sử: “Soi tấm gương bằng đồng thì thấy được mặt, mũi, râu, tóc của ta. Soi vào lịch sử thì thấy được việc ta làm hôm nay đúng hay sai”.

Bác Hồ của chúng ta cũng đã viết: “Dân ta phải biết Sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”,

Thời xưa, vị trí của những người chép Sử được coi trọng vô cùng và Sử sách là thứ được giữ gìn cẩn trọng. Nước ta là một nước văn hiến, mà theo nghĩa văn hiến thì có nghĩa là “có nhiều vở, thư tịch”.

Vậy mà bây giờ học sinh quay lưng lại với học Sử, chỉ vì với lý do là học Sử không kiếm được việc làm.

(Như Thổ)

a. Theo tác giả Như Thổ, chúng ta cần học Sử để làm gì? (1,0 điểm)

b. Cho biết thái độ tác giả nói về vị trí của những người chép Sử thời xưa và việc học Sử của học sinh ngày nay. (1,0 điểm)

c. Hãy xác định một lời dẫn có trong văn bản. Cho biết đó là lời dẫn trực tiếp hay lời dẫn gián tiếp. (1,0 điểm)

d. Từ văn bản “Học Sử để làm gì?” trên, em hãy nêu ý kiến của bản thân về tinh cam đối với môn Sử mà em đang học ở nhà trường. (1,0 điểm)

Câu 2: (6 điểm) Học sinh chọn một trong hai đề sau:

Đề 1: Thuyết minh một loài cây ở quê em.

Đề 2: Hãy đóng vai nhân vật trữ tình – người lính trong bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – để kể lại câu chuyện về cuộc đời của anh ấy.