Đề thi giữa kì 2 THCS Đông Hiếu năm 2021 môn Sinh lớp 9

Câu 1. (3,25 điểm).

a. Công nghệ gen là gì? Kĩ thuật gen gồm những khâu chủ yếu nào?

b. Giả sử ở một loài thực vật có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ xuất phát P là 1/3BB: 2/3Bb tự thụ phấn liên tiếp qua nhiều thế hệ. Xác tỉ lệ kiểu gen ở F5

Câu 2. (4,0 điểm).

a. Phân biệt nhóm sinh vật hằng nhiệt với nhóm sinh vật biến nhiệt.

b. Trong một khu vườn trồng cây bưởi có các loài sinh vật với các mối quan hệ như sau: Loài kiến hôi đưa những con rệp lên những chồi non nên rệp lấy được nhiều nhựa cây và cung cấp đường cho kiến hôi ăn. Loài kiến đỏ đuổi loài kiến hôi ra khỏi cây. Hãy cho biết mối quan hệ giữa các loài trên và giải thích?

Câu 3. (2,75điểm).

a. Thế nào là một quần xã sinh vật?

b. Trình bày những dấu hiệu điển hình của một quần xã sinh vật?


Lời giải chi tiết

Câu 1. (3,25 điểm).

a) Công nghệ gen là ngành kĩ thuật về quy trình ứng dụng kĩ thuật gen.

Các khâu của kĩ thuật gen:

+ Khâu 1: Tách ADN NST của tế bào cho và phân tử ADN dùng làm thể truyền từ vi khuẩn hoặc virut.

+ Khâu 2: Tạo ADN tái tổ hợp. ADN ở tế bào cho và ADN làm thể truyền được cắt ở vị trí xác định nhờ enzim cắt chuyên biệt. Ghép ADN tế bào cho và ADN làm thể truyền bằng enzim nối.

+ Khâu 3: Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.

b) P là 1/3BB: 2/3Bb tự thụ phấn

F5 có: tỷ lệ Bb = 2/3 x (1/2)5 = 2/96

Tỷ lệ bb = 2/3 x (1 – 1/25)/2 = 31/96

Tỷ lệ BB = 1/3 + 31/96 = 63/96

Câu 2. (4,0 điểm).

a) – Sinh vật biến nhiệt là những sinh vật có thể thay đổi nhiệt độ cơ thể như ếch, rắn hổ mang …

– Sinh vật hằng nhiệt là những sinh vật được cố định nhiệt độ và không thay đổi nhiệt độ cơ thể quá nhiều như mèo, lợn, sư tử….

b) Kiến hôi và rệp là mối quan hệ cộng sinh

Kiến đỏ và kiến hôi là quan hệ cạnh tranh

Cây bưởi và rệp là mối quan hệ kí sinh

Câu 3. (2,75điểm).

a) Quần xã sinh vật là tập hợp các quần thể sinh vật thuộc nhiều loài khác nhau cùng sống trong một không gian nhất định (gọi là sinh cảnh).

Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất và do vậy quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.

b) Quần xã có các đặc điểm cơ bản về sô lượng và thành phần các loài sinh vật.

– Số lượng các loài được đánh giá qua những chỉ số về độ đa dạng, độ nhiều, độ thường gặp… của các loài đó trong quần xã.

– Thành phần các loài sinh vật được thể hiện qua việc xác định loài ưu thế, loài đặc trưng…

Đặc điểmCác chỉ sốThể hiện
Số lượng các loài trong quần xãĐộ đa dạngMức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã
Độ nhiềuMật độ các thể của từng loài trong quần xã
Độ thường gặpTỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
Thành phần loài trong quần xãLoài ưu thếLoài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Loài đặc trưngLoài chỉ có ở một quần xã hoặc có nhiều hơn hẳn các loài khác

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận