Đề thi giữa học kì 2 môn Sinh 9 – TH&THCS Nguyên Xá 2021

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (3 ĐIỂM)

Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu đưới đây?

Câu 1: Đặc điểm của thoái hóa do giao phối gần ở động vật là gì?

A. Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yểu.

B. Các thế hệ sau có khả năng sinh sản giảm.

C. Các thế hệ sau có thể bị dị tật bẩm sinh, chết non,

D. Tất cả các đặc điểm trên.

Câu 2: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là gì?

A. Ưu thế lai.

B. Thoái hóa

C. Dòng thuần.

D. Tự thụ phấn.

Câu 3: Tại sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

A. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện

B. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu

C. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu

D. Vì các thế hệ sau, tỉ lệ đồng hợp giảm dần, dị hợp tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu

Câu 4: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có:

A. nấm, gỗ mục, ánh sáng, độ ẩm.

B. gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm.

C. vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật

D. ánh sáng, nhiệt độ, gỗ mục, cây gỗ.

Câu 5: Giải thích nào về hiện tượng cây ở sa mạc có lá biến thành gai là đúng?

A. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng chống chịu với gió bão

B. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng tự về khỏi con người phá hoại

C. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô cạn của sa mạc

D. Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp hạn chế tác động của ánh sáng

Câu 6: Cho các ví dụ sau:

1. Hoa lan sống trên các cành gỗ mục trong rừng.

2. Địa y sống bám trên cành cây.

3. Tầm gửi sống bám trên cây thân gỗ.

4. Vi khuẩn sống trong nốt sần các cây họ đậu.

Trong các ví dụ trên, có bao nhiêu ví dụ biểu hiện quan hệ kí sinh-nửa kí sinh?

A. 1

B. 2

C. 3

D.4

Câu 7: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là:

A. Giới tính, sinh sản, hôn nhân, văn hóa

B. Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong

C. Văn hóa, giáo dục, mật độ, sinh sản và tử vong

D, Hôn nhân, giới tính, mật độ

Câu 8: Ví dụ nào sau đây là quần thể sinh vật?

A, Tập hợp các cá thể chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau.

B. Tập hợp cá rô phi đực cùng sống trong một ao.

C. Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam.

D. Tập hợp các cá thể cá chép, cá mè sống chung trong một ao.

Câu 9: Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?

A. Bể cá cảnh

B. Cánh đồng

C. Rừng nhiệt đới

D. Công viên

Câu 10: Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm:

A. sinh vật sản xuất.

B. sinh vật tiêu thụ.

C. sinh vật phân giải.

D. tất cả 3 đáp án trên.

Câu 11: Hãy chọn chuỗi thức ăn phù hợp khi có các sinh vật sau: cỏ, nấm, châu chấu, gà rừmg.

A. Nấm > cỏ > châu chấu > gà rừng.

B. Cỏ > châu chấu > gà rừng > nấm.

C. Gà rừng > châu chấu > cỏ > nấm.

D. Châu chấu > gà rừng > nấm > cỏ

Câu 12: Nguồn năng lượng nào sau đây nếu được sử dụng sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất?

A. Than đá

B. Dầu mỏ

C. Mặt trời

D. Khí đốt

PHẢN II: TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1: (2 điểm)

a) Trình bày mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài. Mối quan hệ lấy 2 ví dụ minh họa?

b) Hệ sinh thái là gì? Một hệ sinh thái hoàn chỉnh gồm những thành phần nào?

Câu 2:( 2 điểm)

a). Giải thích vì sao không dùng con lai F1 (lai kinh tế) để làm giống?

b). Giải thích cây trồng gần cửa sổ trong nhà thì cây sẽ vươn ra ngoài cửa?

Câu 3: (2 điểm)

a). Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

b). Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo em, đó là những hậu quả gi?

Câu 4 (1,0 điểm). Giả sử có một quần xã sinh vật gồm các loài sinh vật sau: Cỏ, châu chấu, ếch nhái, dê, gà rừng, hổ, vi sinh vật, mèo rừng, rắn lục đuôi đỏ.

Hãy xây dựng lưới thức ăn từ quần xã sinh vật trên.

Lời giải chi tiết

Câu 1: Đặc điểm của thoái hóa do giao phối gần ở động vật là

– Các thế hệ sau sinh trưởng và phát triển yểu.

– Các thế hệ sau có khả năng sinh sản giảm.

– Các thế hệ sau có thể bị dị tật bẩm sinh, chết non,

Đáp án D

Câu 2: Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội cả hai bố mẹ được gọi là Ưu thế lai.

Đáp án A

Câu 3: Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu.

Đáp án C

Câu 4: Các nhân tố sinh thái vô sinh gồm có: gỗ mục, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm

A, C, D đều có các nhân tố hữu sinh: nấm, vi khuẩn, thực vật, động vật, cây gỗ.

Đáp án B

Câu 5: Cây ở sa mạc có lá biến thành gai giúp cho chúng giảm sự thoát hơi nước trong điều kiện khô cạn của sa mạc.

Đáp án C

Câu 6: Các ví dụ biểu hiện quan hệ kí sinh-nửa kí sinh: 3

1, 2 là hội sinh

4 là cộng sinh

Đáp án A

Câu 7: Những đặc điểm đều có ở quần thể người và các quần thể sinh vật khác là: Giới tính, lứa tuổi, mật độ, sinh sản và tử vong.

Văn hóa, giáo dục, hôn nhân chỉ có ở quần thể người.

Đáp án B

Câu 8: Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi Đông Bắc Việt Nam là quần thể sinh vật.

A sai, chim sẻ sống ở 3 hòn đảo khác nhau là 3 quần thể khác nhau

B sai, chỉ có cá rô phi đực thì không thể tạo ra đời con nên không phải là 1 quần thể.

D sai, cá chép và cá mè là hai loài khác nhau nên không phải là 1 quần thể

Đáp án C

Câu 9: Rừng nhiệt đới là hệ sinh thái tự nhiên.

Bể cá cảnh, cánh đồng, công viên đều là hệ sinh thái nhân tạo.

Đáp án C

Câu 10: Một lưới thức ăn hoàn chỉnh gồm: sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.

Đáp án D

Câu 11: Chuỗi thức ăn phù hợp là: Cỏ > châu chấu > gà rừng > nấm

Đáp án B

Câu 12: Năng lượng mặt trời sẽ ít gây ô nhiễm môi trường nhất.

Đáp án C

PHẢN II: TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1: (2 điểm)

a) Mối quan hệ giữa các sinh vật cùng loài có 2 nhóm lớn :

– Quan hệ hỗ trợ : cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

– Qua hệ đối kháng : cạnh tranh, con mồi – vật ăn thịt, vật chủ – kí sinh, ức chế – cảm nhiễm.

Ví dụ:

– Hỗ trợ: rễ các cây thông nối liền nhau, đàn chim cánh cụt tụ tập sưởi ấm

– Cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng ở thực vật, cạnh tranh giành thức ăn, con cái khi sinh sản ở động vật.

b) Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lẫn nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.

Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu sau:

+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục…

+ Sinh vật sản xuất là thực vật.

+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.

+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm…

Câu 2:( 2 điểm)

a) Con lai F1 là cơ thể dị hợp, nếu đem các con lai F1 giao phối với nhau thì các gen lặn sẽ được tổ hợp lại với nhau tạo thể đồng hợp lặn → các tính trạng có hại sẽ được biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm của các thế hệ tiếp theo.

b) Để chậu hoa cảnh ở cạnh của sổ thì thân cây sẽ hướng ra phía có ánh sáng nhiều hơn .

Nguyên nhân: Do sự phân bố của auxin ở hai phía của thân không đồng đều nhau khi chiếu sáng vào một phía. Auxin sẽ phân bố ở phía khuất sáng nhiều hơn ở phía chiếu sáng nên thân cây phía khuất sáng sinh trưởng mạnh hơn tạo nên hiện tượng thân cây bị uốn cong lá cây hướng ra nơi có ánh sáng nhiều hơn.

Câu 3: (2 điểm)

a) Nhóm nhân tố vô sinh: mức độ ngập nước, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, áp suất không khí, gỗ mục, gió thổi, thảm lá khô, độ tơi xốp của đất, lượng mưa.

Nhóm nhân tố hữu sinh: kiến, rắn hổ mang, cây gỗ, cây cỏ, sâu ăn lá cây.

b) Việc chặt phá rừng bừa bãi và cháy rừng gây nên những hậu quả rất nghiêm trọng sau đây:

– Làm diện tích rừng bị thu hẹp, cây rừng mất đi gây xói mòn đất.

– Nước mưa trên mặt đất không bị cản bởi không có cây rừng nên dễ gây ra lũ lụt, nhất là lũ quét thiệt hại đến tính mạng con người, tài sản bị cuốn trôi và gây ô nhiễm môi trường.

– Cũng do bị mất cây rừng mà lượng nước thấm xuống các tầng đất bị giảm sút làm giảm lượng nước ngầm.

– Mất rừng dẫn tới khả năng điều hoà khí hậu không tốt, khí hậu thay đổi, lượng mưa giảm đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất nông nghiệp.

– Mất nhiều loài sinh vật, mất nơi ở của các loài sinh vật, dẫn tới giảm đa dạng sinh học, dễ gây mất cân bằng sinh thái…

Câu 4 (1,0 điểm).

Subscribe
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận