Đề Kiểm Tra Học Kì I Sinh 10 Năm 2020-2021 – Trường THPT Hồng Lĩnh

SỞ GD-ĐT HÀ TĨNH

TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I SINH LỚP 10 NĂM 2020-2021

Mã đề 002

A. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Loại ARN nào được ví như người phiên dịch trong quá trình dịch mã?

A. rARN

B. mARN

C. tARN

D. nARN

Câu 2: Ở cơ thể người xét một số nguyên tố có tỉ lệ % so với chất khô như sau:

Nguyên tốCaSFeNClMn
% khối lượng khô1,50,30,0043.30,20,0001

Những nguyên tố nào là nguyên tố đa lượng

A. Ca, P, Mn, N

B. Ca, P, N, Fe

C. Ca, P, N, Mn

D. P, N, Ca, S

Câu 3: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố vi lượng đối với cơ thể sống là:

A. Cấu tạo nên các đại phân tử prôtêin

B. Cấu tạo nên các đại phân tử axit nuclêic

C. Cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ

D. Hoạt hóa các enzim

Câu 4: Chất nào sau đây không phải là đường đơn

A. Glucôzơ

B. Lactôzơ

C. Fructôzơ

D. Galactôzơ

Câu 5: Nuclêôtit A, T, G, X là đơn phân cấu tạo nên hợp chất nào sau đây

A. Tinh bột

B. Prôtêin

C. ARN

D. ADN

Câu 6: Các enzim trong tế bào minh họa cho chức năng cơ bản nào của prôtêin?

A. Dự trữ axit amin

B. Vận chuyển các chất

C. Xúc tác cho các phản ứng sinh hóa

D. Thu nhận thông tin

Câu 7: Một số vi khuẩn có lông, chức năng chính của lông là

A. Giúp vi khuẩn di chuyển

B. Giúp vi khuẩn bám vào bề mặt tế bào người

C. Quy định hình dạng tế bào

D. Tổng hợp prôtêin cho tế bào

Câu 8: Tế bào vi khuẩn không có thành phần nào sau đây?

A. Roi

B. Bộ máy gongi

C. Màng sinh chất

D. Vùng nhân

Câu 9: Màng lưới nội chất hạt có chức năng sau đây?

A. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại.

B. Điều khiển mọi hoạt động của tế bào.

C. Thực hiện trao đổi chất giữa tế bào với môi trường ngoài

D. Tổng hợp prôtêin.

Câu 10: Bào quan nào được ví là nhà máy điện cung cấp năng lượng ATP cho tế bào?

A. Ribôxôm

B. Lưới nội chất trơn

C. Ti thể

D. Không bào

Câu 11: Tế bào gan của người nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển mạnh?

A. Người bị bệnh tim.

B. Người bị đau răng

C. Người bình thường

D. Người nghiện rượu

Câu 12: Ở tế bào nhân thực, bào quan nào được ví như phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm?

A. Ti thể

B. Lục lạp

C. Bộ máy gongi

D. Ribôxôm

Câu 13: Ở cơ thể người, loại tế bào nào sau đây không có nhân?

A. Hồng cầu

B. Bạch cầu

C. Tế bào cơ vân

D. Tế bào biểu bì

Câu 14: Môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì gọi là môi trường

A. ưu trương

B. đẳng trương

C. nhược trương

D. ưu trương hoặc đẳng trương

Câu 15: Khi cho tế bào sống vào môi trường nào sau đây thì sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh?

A. Môi trường nhược trương

B. Môi trường ưu trương

C. Môi trường đẳng trương

D. Môi trường chứa dung dịch NaCl

B. Phần tự luận (5đ)

Câu 1 (2đ). Mô tả tóm tắt cấu trúc của lục lạp. Tại sao cây thường có màu xanh?

Câu 2 (2đ).

a. Thế nào là vận chuyển chủ động

b. Các chất Na+, Ca2+, C6H12O6, H2O được vận chuyển qua màng sinh chất bằng con đường nào?

Câu 3 (1đ). Tại sao về mùa hanh khô người ta thường bôi sáp chống nẻ?

ĐÁP ÁN VÀ LỜI GIẢI CHI TIẾT

Câu 1: tARN được ví như người phiên dịch trong quá trình dịch mã

A sai, rARN làm nhiệm vụ cấu tạo nên ribôxôm

B sai, mARN làm khuôn cho quá trình tổng hợp prôtêin

D sai

Đáp án C

Câu 2:

P không có trong bảng tỷ lệ nhưng cả 4 phương án đều có P.

Các nguyên tố vi lượng là các nguyên tố có hàm lượng 0,01% khối lượng chất khô trở lên.

Những nguyên tố là nguyên tố đa lượng là: P, N, Ca, S , Cl

Đáp án D

Câu 3: Vai trò chủ yếu của các nguyên tố vi lượng đối với cơ thể sống là: hoạt hóa các enzim.

Cấu tạo nên các đại phân tử hữu cơ: đường, prôtêin, axit nuclêic là vai trò của các nguyên tố đa dạng.

Đáp án D

Câu 4: Galactôzơ không phải là đường đơn mà là đường đôi.

A, B, C đều là đường đơn

Đáp án D

Câu 5: Nuclêôtit A, T, G, X là đơn phân cấu tạo nên ADN

Tinh bột cấu tạo từ đơn phân glucôzơ

Prôtêin cấu tạo từ đơn phân axit amin

ARN cấu tạo từ đơn phân A, U, G, X.

Đáp án D

Câu 6: Các enzim trong tế bào minh họa cho chức năng xúc tác cho các phản ứng sinh hóa của prôtêin.

Đáp án C

Câu 7: Chức năng chính của lông ở vi khuẩn là giúp vi khuẩn di chuyển.

Đáp án A

Câu 8: Tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ không có bộ máy gongi.

Bộ máy gongi là bào quan có màng chỉ có ở tế bào nhân thực.

Đáp án B

Câu 9: Màng lưới nội chất hạt có chức năng tổng hợp prôtêin.

A là chức năng của mạng lưới nội chất trơn

B là chức năng của nhân tế bào

C là chức năng của màng tế bào.

Đáp án D

Câu 10: Ti thể được ví là nhà máy điện cung cấp năng lượng ATP cho tế bào do ti thể phân giải đường thành năng lượng trong các phân tử ATP.

Đáp án C

Câu 11: Tế bào gan của người nghiện rượu có lưới nội chất trơn phát triển mạnh, do mạng lưới nội chất trơn có vai trò chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại.

Đáp án D

Câu 12: Ở tế bào nhân thực, bộ máy gongi được ví như phân xưởng lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm.

A. Ti thể có vai trò sản xuất năng lượng ATP

B. Lục lạp có vai trò quang hợp tạo ra tinh bột

D. Ribôxôm có vai trò tổng hợp nên prôtêin.

Đáp án C

Câu 13: Ở cơ thể người, hồng cầu không có nhân, có hình đĩa, lõm 2 mặt. Hồng cầu khi mới sinh ra thì có nhân nhưng sau đó đã mất nhân và di chuyển vào mạch máu để thực hiện chức năng của mình.

Đáp án A

Câu 14: Môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào thì gọi là môi trường nhược trương.

Ưu trương là môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan cao hơn bên trong.

Đẳng trương là môi trường bên ngoài có nồng độ chất tan bằng bên trong.

Đáp án C

Câu 15: Khi cho tế bào sống vào môi trường ưu trương thì sẽ xảy ra hiện tượng co nguyên sinh do nước trong tế bào di chuyển ra môi trường ngoài.

Đáp án B

B. Phần tự luận (5đ)

Câu 1:

Cấu trúc của lục lạp: Lục lạp là bào quan chỉ có ở thực vật, có lớp màng bao bọc. Bên trong lục lạp chứa chất nền cùng với hệ thống các túi dẹt được gọi là tilacôit. Các tilacôit xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc gọi là grana. Các grana trong lục lạp được nối với nhau bằng hệ thống màng. Trong màng của tilacôit chứa nhiều dịp lục và các enzim có chức năng quang hợp. Trong chất nền của lục lạp còn có cả ADN và ribôxôm.

Màu xanh lục trên lá là do chất diệp lục bên trong lục lạp của lá cây. Thực ra có các chất khác trong lá có màu vàng, cam và đỏ, nhưng do chiếm tỉ lệ thứ yếu nên màu xanh lục của diệp lục vẫn nổi trội.

Câu 2:

a. Vận chuyển chủ động (hay vận chuyển tích cực) là phương thức vận chuyển các chất qua màng từ nơi chất tan có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược dốc nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng.

b. Na+, Ca2+, C6H12O6, H2O vận chuyển qua màng sinh chất bằng các con đường:

* Na+, Ca2+, C6H12O6: Khuyếch tán qua màng nhờ kênh prôtêin (hoặc các bơm đặc hiệu)

* H2O: được thẩm thấu qua tế bào nhờ kênh prôtêin đặc hiệu là aquaporin

Câu 3: Vì kem (sáp) có bản chất là lipit có đặc tính kị nước nên chống thoát hơi nước, giữ cho da mềm mại.

 

 

Subscribe
Nhận thông báo
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
Xem tất cả bình luận