Giải Bài 8: Đo nhiệt độ – Kết nối tri thức với cuộc sống

Mở đầu

Nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra, cùng nhúng vào bình đựng nước nguội thì các bàn tay có cảm giác nóng, lạnh như thế nào? Từ đó rút ra kết luận về cảm giác nóng, lạnh của tay.

Hình trang 24 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải:

Khi nhúng tay trái vào bình nước lạnh, tay phải vào bình nước ấm rồi rút hai tay ra thì tay trái có cảm giác lạnh và tay phải có cảm giác nóng. Sau đó, cùng nhúng hai tay vào bình nước nguội thì tay trái có cảm giác nóng, còn tay phải có cảm giác lạnh.

=> Kết luận: Cảm giác của tay không thể xác định được chính xác độ nóng lạnh của một vật mà ta sờ vào nó hay tiếp xúc với nó.

I. Đo nhiệt độ

Câu 1:

Nêu một tình huống cho thấy sự cần thiết của việc ước lượng nhiệt độ trong đời sống.

Lời giải:

Khi trời lạnh, cần ước lượng nhiệt độ để có các biện pháp phù hợp giữ ấm cho cơ thể.

Câu 2:

Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc được không? Việc ước lượng này có lợi ích gì?

Lời giải:

Nhìn hơi nước bốc lên từ cốc nước, em có thể ước lượng nhiệt độ của nước trong cốc.

Việc ước lượng này giúp ta không uống phải nước quá nóng.

Câu 3:

Trong các nhiệt độ sau: 00C; 50C; 36,50C; 3270C. Hãy chọn nhiệt độ thích hợp cho mỗi trường hợp ở hình 8.2.

Hình trang 25 SGK KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lời giải:

Hình a: 50C

Hình b: 3270C

Hình c: 36,50C

Hình d: 00C

III. Sử dụng nhiệt kế y tế

Câu hỏi

Chỉ ra các thao tác sai khi dùng nhiệt kế trong các tình huống dưới đây:

a) Vẩy mạnh nhiệt kế trước khi đo

b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.

c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.

Lời giải:

Các thao tác sai là:

b) Sau khi lấy nhiệt kế ra khỏi môi trường cần đo phải đợi một lúc sau mới đọc kết quả đo.

=> Vì khi đó nhiệt kế sẽ trở về trạng thái ban đầu.

c) Dùng tay nắm chặt bầu nhiệt kế.

=> Vì khi đó, có thêm nhiệt độ ở tay truyền sang nhiệt kế.