Bài 7. Tế bào nhân sơ

Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào. Có hai loại tế bào: tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. Sinh vật nhân sơ có thể phân bố hầu như mọi nơi trên Trái Đất. Số lượng sinh vật nhân sơ có trên cơ thể người gấp hàng chục lần số lượng tế bào của cơ thể người. Tại sao các sinh vật nhân sơ lại có các đặc điểm thích nghi kì lạ đến như vậy?

I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

1. Nêu các đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Vì sao loại tế bào này được gọi là tế bào nhân sơ?

2. Loại vi khuẩn A có kích thước trung bình là 1 µm, loại vi khuẩn B có kích thước trung bình là 5 µm. Theo lí thuyết, loại nào sẽ có tốc độ sinh sản nhanh hơn? Giải thích.

II. Cấu tạo tế bào nhân sơ

1. Phân biệt lông và roi ở tế bào vi khuẩn.

2. Nêu cấu tạo và chức năng của thành tế bào và màng tế bào ở tế bào nhân sơ.

1. Tế bào chất và vùng nhân của tế bào nhân sơ có cấu trúc và chức năng như thế nào?

2. Tại sao lại gọi là vùng nhân mà không phải là nhân tế bào?

3. Phân biệt DNA vùng nhân và plasmid.

Luyện tập và vận dụng

1. Hoàn thành bảng cấu trúc và chức năng các thành phần của tế bào nhân sơ theo mẫu sau:

2. Đặc điểm cấu trúc nào của tế bào vi khuẩn được ứng dụng trong kĩ thuật di truyền để biến nạp gene mong muốn từ tế bào này sang tế bào khác?

3. Dựa vào thành phần nào người ta có thể phân biệt được 2 nhóm vi khuẩn Gr-, Gr+? Điều này có ý nghĩa gì đối với y học?